Bỏ ra nhiều công sức học tiếng Nhật mỗi ngày những vẫn không hiệu quả, điều đó rất dễ khiến chúng ta cảm thấy nản chí và mất động lực. Nếu bạn gặp phải tình huống như vậy, có lẽ nên thử đọc hết bài viết này để phân tích xem nguyên nhân đến từ đâu nhé.
Jon Snow – phóng viên truyền hình hàng đầu tại Anh có một câu nói khiến mình rất yêu thích, đó là “Cuộc sống vẫn tiếp diễn sau A-level”.
Bạn đang xem: 07 LÝ DO HỌC TIẾNG NHẬT MỖI NGÀY VẪN KÉM HIỆU QUẢ
Nôm na thì A-level là một cuộc thi cực kỳ quan trọng như kỳ thi đại học tại Việt Nam. Và Jon Snow từng học hành tệ tới nỗi ông trượt gần hết và chỉ đỗ duy nhất môn tiếng Anh (và ông là người Anh, bạn biết đấy…).
Nếu bạn nghĩ đấy đã là tệ, thì sau này ông còn bị đuổi học đại học vì tham gia một cuộc biểu tình nữa… Hẳn ít ai khi đó có thể tin một người với quá khứ tệ hại như vậy có thể trở thành nhà báo đứng top 100 thế giới sau này.
Quả đúng là, sau mỗi thất bại, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Và nó thay đổi ra sao phụ thuộc vào hành động của bạn.
Việc học tiếng Nhật cũng vậy. Đằng sau những khó khăn, thất bại không phải là sự kết thúc. Luôn có cơ hội đằng sau đó.
Nếu bạn đang cảm thấy bản thân chững lại, thấy rằng mình học tiếng Nhật mỗi ngày những vẫn không hiệu quả, rất có thể bạn cần nhìn lại xem bản thân mình đã mắc phải những lỗi nào dưới đây:
I. 7 LÝ DO KHIẾN BẠN HỌC TIẾNG NHẬT MỖI NGÀY VẪN KHÔNG HIỆU QUẢ
1.Mải mê học thụ động mà không chủ động
Phương pháp nghe đài, nghe nhạc Nhật hoặc xem phim, anime để tiếp xúc với tiếng Nhật thật nhiều là cách học thụ động được truyền lại từ nhiều thế hệ đi trước.
Nhưng…Phương pháp này có hiệu quả rất chậm và cần tích lũy trong thời gian lâu dài, vì thế bạn chỉ nên dành một phần nhỏ thời gian trong ngày để học theo cách này.“Học thụ động” qua âm nhạc, phim ảnh, mang tính giải trí cao nên thường được chúng ta ưa thích hơn, tuy nhiên nên “tém tém” lại bạn nhé! Để tiến bộ nhanh thì cần chủ động học ngữ pháp, từ vững, luyện cách phát âm khi nghe nhiều hơn v.v…
2.Chăm chỉ học tiếng Nhật mỗi ngày nhưng quá dựa dẫm vào romanji
Bạn đã biết romaji là cách đọc phiên âm của tiếng Nhật sang chữ cái Latinh, ví dụ như từ たべます chuyển sang phiên âm sẽ là tabemasu.
Tuy nhiên cách phiên âm này mục đích nhằm giúp bạn dễ làm quen với tiếng Nhật hơn ở thời điểm ban đầu thôi. Một khi khối lượng từ vựng tăng lên, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều Kanji có cách đọc giống nhau, vì thế không thể phân biệt được nếu dùng romaji.
Mặt khác, việc chỉ viết theo romaji cũng sẽ khiến bạn khó ghi nhớ cách viết các từ Kanji đã học, vì thế sẽ gặp khó khăn khi làm các bài tập tiếng Nhật.
3.Lười học Kanji
Xem thêm : Từ vựng tiếng Nhật bài 35 Minna – Học từ vựng với Flashcard
Học Kanji rất khó nhớ, vì phải nhớ cả âm On, âm Kun, nhớ cách viết và đường nét từng chữ, lại cả nghĩa Hán Việt nữa…Rồi thì lại cả thứ tự viết trước sau, các bộ, nét v.v…
Vậy thì học bớt bớt kanji đi được không…?
Câu trả lời là không bạn à! Nếu không chăm chỉ học kanji bạn sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình học tiếng Nhật, thậm chí là không thể học nổi nếu có vốn kanji đầy đủ theo từng trình độ.
Thực chất kanji cũng không khó học như chúng ta nghĩ, nhờ sự hỗ trợ của nhiều ứng dụng học Kanji rất dễ nhớ hiện nay.
Bạn thực sự nên tham khảo bài viết “Phương pháp học chữ Kanji N5 nhanh chỉ trong 2 tuần với Memrise” để không bỏ lỡ cách học kanji hiệu quả số một này nhé! Có thể áp dụng không chỉ N5 mà còn với các trình độ JLPT khác nữa.
4.“Luyện nói ư? Lười lắm!”
Việc bỏ bê luyện nói ngay từ đầu vì nghĩ chưa cần thiết là một lỗi chúng ta thường mắc phải. Nhưng Riki khuyên bạn không nên làm như vậy!
Nguyên nhân vì…
Nếu tránh né hoặc lười học luyện nói từ đầu, về sau bạn sẽ cảm thấy trì hoãn và khó khăn khi bắt đầu.
Mặt khác nếu học luyện nói ngay từ đầu sẽ rèn cho bạn phản xạ nói tự nhiên, và dễ nhớ cả từ vựng hơn vì thường xuyên sử dụng khi hội thoại.
5.Học tiếng nhật từ vựng mỗi ngày một cách riêng lẻ
Bên cạnh đó, việc học từ vựng một cách riêng lẻ cũng là vấn đề mà nhiều người học thường hay mắc phải.
Bởi vì…
…bạn nên học theo trường từ vựng(những từ vựng có sự liên quan đến nhau) để sự ghi nhớ được tập trung hơn. Hoặc, học từ vựng bằng cách gắn nó đi kèm với một câu, một tình huống hoàn chỉnh.
6.Học ngữ pháp nhưng thiếu thực hành
Việc thực hành quan trọng không kém so với học lý thuyết, vì nó giúp chúng ta nhớ sâu và nhớ lâu hơn mọi kiến thức được học.
Xem thêm : NGỮ PHÁP BÀI 35 – GIÁO TRÌNH MINNANO NIHONGO TIẾNG NHẬT
Chính vì vậy…
…bạn nên làm nhiều bài tập vận dụng cấu trúc ngữ pháp và kết hợp từ vựng để đạt được hiệu quả thực hành cao nhất nhé.
7.Không có lộ trình, kế hoạch cụ thể
“Hãy học một cách đầy cảm hứng!” – Điều đó chắc chắn là lời khuyên đáng quý nhất để đi tới thành công. Tuy nhiên…
Bản thân chúng ta không phải lúc nào cũng duy trì được trạng thái hứng khởi để mà học tập. Đôi khi sẽ có nhiều thứ bên ngoài tác động tới và ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.
Chính vì vậy, chúng ta cần có một lộ trình học tập rõ ràng, thời gian biểu từng ngày một cách chi tiết để hướng dẫn bản thân thực hiện một cách nghiêm túc, sát sao.
“Mỗi phút bạn sử dụng để lên kế hoạch tiết kiệm cho bạn 10 phút thực thi; điều này mang cho bạn 1000% năng lượng thu lại.” – Brian Tracy (Chủ tịch công ty Brian Tracy International).
==>Xem ngay lộ trình học tiếng Nhật sơ cấp tại Riki bạn nhé.
LỜI KẾT
Bạn đã xem qua 7 nguyên nhân khiến học tiếng Nhật mỗi ngày mà vẫn kém hiệu quả. Hy vọng rằng những lời khuyên trên có thể giúp đỡ và hướng dẫn bạn để tìm ra được cách khắc phục vấn đề của mình.
Nếu những gợi ý trong bài viết này chưa giải quyết được vấn đề cho bạn, có lẽ bạn cần một phương pháp học hiệu quả hơn đó là đi học tại trung tâm tiếng Nhật, hoặc theo các khóa học online để được sự chỉ dẫn từ các giáo viên với nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
Đừng ngần ngại liên hệ ngay với trung tâm để được tư vấn và chọn ra khóa học thích hợp nhất giúp bạn tiến bộ nhanh chóng nhé.
Học tiếng Nhật tại trung tâmHọc tiếng nhật online mọi trình độ
Còn bạn hãy nói cho Riki biết bạn biết tiếng Nhật qua đâu và lí do nào khiến bạn có hứng thú muốn học tiếng Nhật nhé
URL List
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Nhật