Cấu tạo của chữ “quả” trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, chữ “quả” được cấu tạo bởi 3 chữ cái cùng một dấu thanh. Bao gồm “q”, “u”, “a” và dấu “hỏi”.
Ngoài ra, chữ cái này cũng được cấu tạo theo kiểu là sự kết hợp của phụ âm ghép “qu” cùng nguyên âm đơn “a”, cùng với dấu thanh “hỏi” để tạo nên từ “quả” có nghĩa.
Bạn đang xem: Đánh vần chữ quả như thế nào cho chính xác?
Một số sai lầm khi đánh vần chữ quả bị sai
Trong quá trình dạy đánh vần tiếng Việt cho trẻ, với chữ “quả” các em thường mắc một số sai lầm như sau:
-
Đánh vần chữ “qu” còn chưa chính xác: âm “qu” là một âm khá khó để phát âm hay đánh vần chính xác, bởi một số giáo viên thường dạy là “quờ” nhưng một số nơi lại đánh vần là “cu” nên các em dễ bị nhầm lẫn. Trong đó, chính xác nhất vẫn sẽ là “quờ”.
-
Cách ráp vần trong chữ “quả” rắc rối nên bé gặp khó khăn: Với chữ “quả” các em thường có 2 cách ráp vần là “q” + “u” + “a” + “hỏi” hoặc “qu” + “a” + “hỏi” nên nhiều bé không biết cách ráp vần nào đúng để đánh vần.
Hướng dẫn cách đánh vần chữ quả chuẩn xác
Để khắc phục những sai lầm trên, cũng như dạy bé cách đánh vần chữ “quả” chính xác nhất cần nắm rõ quy tắc ráp vần chuẩn nhất sẽ là phụ âm ghép + nguyên âm đơn + dấu thanh. Cụ thể, cách đánh vần chữ “quả” chính xác sẽ như sau:
Quả = Quờ – a – quờ – qua – hỏi – quả.
Một số bí quyết học đánh vần chữ quả trong tiếng Việt hiệu quả
Để có thể dạy bé học đánh vần tiếng Việt nói chung, chữ “quả” nói riêng hiệu quả hơn, phụ huynh có thể tham khảo ngay một số bí quyết sau đây:
Dạy bé học đánh vần từng chữ cái tiếng Việt đúng chuẩn
Để đánh vần chữ “quả” chính xác, đòi hỏi các em phải đánh vần từng chữ cái trong tiếng Việt như “q”, “u”, “a” cũng phải đúng chuẩn, nếu sai một chữ cũng sẽ sai tất cả. Vậy nên, bố mẹ cần hướng dẫn bé đánh vần từng chữ cái sao cho chuẩn, từ đó mới tiến hành ráp vần chính xác hơn.
Nắm rõ quy tắc ráp vần để đánh vần chính xác
Sau khi trẻ đã nắm vững cách đánh vần từng chữ cái chính xác, tiếp theo phụ huynh nên hướng dẫn con cách ráp vần lại với nhau sao cho đúng quy tắc, từ đó mới đánh vần từ đúng chuẩn hơn. Chẳng hạn như với chữ “quả” có thể ghép theo nhiều kiểu như “qu” + “a” + “hỏi” hay “q” + “u” + “a” + “hỏi” …. Chính vì vậy, khi đánh vần mọi người cần nắm rõ quy tắc ráp vần tiếng Việt như sau:
Vần đơn âm: Cần đánh vần theo thứ tự như chữ viết, rồi bỏ dấu giọng sau cùng.
Xem thêm : TẤT TẦN TẬT VỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Ví dụ: chữ “Mẹ” đánh vần “mờ-e-me-nặng-mẹ”, không nhất thiết phải đánh vần là “e-nặng-ẹ, mờ-ẹ-mẹ”.
Vần ghép : Khi đánh vần cần theo thứ tự như chữ việt, bỏ dấu giọng sau cùng như vần đơn âm. Nếu vần đó hơi khó đọc, trong những lần đầu có thể ráp các nguyên âm (phụ âm cuối chữ) trước. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo dấu giọng vẫn được bỏ sau cùng.
Ví dụ : chữ “Việt” đánh vần “Vờ-i-vi-ê-viê-tờ-viêt-nặng-Việt” hoặc (trong một vài lần đầu) “i-ê-tờ-iêt, vờ-iêt-viêt-nặng-Việt”.
Vần có phụ âm ghép: Các em cũng sẽ đánh vần nguyên phụ âm ghép tương ứng mà không cần ráp vần rời ra.
Ví dụ: chữ “không” đánh vần “khờ-ô-khô-ngờ-không” và không đọc là “ca-hờ-ô-khô-nờ-gờ-không”.
Trường hợp chữ “y”: Để ráp vần và phân biệt với i “i ngắn” thì y sẽ được đánh vần là “i-gờ-rét” (phiên âm tiếng Pháp).
Ví dụ: chữ “máy” đánh vần “mờ-a-ma-i-gờ-rét-may-sắc-máy” để phân biệt với chữ “mái” được đánh vần “mờ-a-ma-i-mai-sắc-mái”.
Áp dụng tuyệt chiêu “Thụ đắc ngôn ngữ” để hỗ trợ bé học hiệu quả hơn
“Thụ đắc ngôn ngữ” được hiểu là việc dạy học áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, để con dễ dàng hình dung, tiếp thu và tiếp nhận ngôn ngữ tốt nhất. Bởi vì các bé mới học đánh vần còn khá nhỏ, nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp con dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới tốt hơn.
Vậy nên, ở phương pháp này, phụ huynh có thể dạy bé học đánh vần thông qua hình ảnh, video, trò chơi tương tác, thi đố, làm bài tập nhắc nhở và yêu cầu bé đánh vần từng chữ ở bất kỳ đâu… Chính điều này sẽ giúp con gia tăng sự hứng thú hơn, ghi nhớ lâu hơn mà hiệu quả học tập cũng sẽ tốt hơn.
Chẳng hạn, với chữ “quả” khi học đánh vần phụ huynh có thể đưa ra hình ảnh về các loại quả rồi yêu cầu bé đánh vần từng chữ theo hình đó, hoặc cho xem video học đánh vần tương ứng. Ngoài ra, có thể tham gia thi đấu xem ai đánh vần đúng hơn sẽ có quà tặng.
Học đánh vần tiếng Việt với phương pháp tích cực cùng Vmonkey
Nếu chỉ học đánh vần dựa vào sách vở chắc chắn bé sẽ rất nhanh chán, thậm chí còn “học trước quên sau”. Chính vì vậy, Vmonkey đã ra đời với mục đích giúp bé học tiếng Việt theo phương pháp tích cực, hiệu quả hơn.
Xem thêm : 105+ từ vựng và mẫu câu tiếng Anh văn phòng phổ biến
Đây là ứng dụng dạy học tiếng Việt được Monkey phát triển dành cho trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất để đảm bảo hỗ trợ việc học trên lớp của bé tốt hơn, cũng như giúp trẻ biết cách thực hành, luyện tập nhiều hơn thay vì chỉ truyền thụ kiến thức.
Ở đây, Vmonkey sẽ xây dựng hệ thống bài học thông qua hơn 750+ truyện, 350+ sách nói xoay quanh 10 chủ đề thân thuộc với trẻ. Kết hợp trong mỗi câu chuyện là những bài học riêng, bao gồm cả hình ảnh, video, hoạt động chạm tương tác và cả trò chơi. Để qua đó bé sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về cách đánh vần, phát âm, luyện đọc…. Qua đó đảm bảo:
-
Trẻ học đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.
-
Đặt câu chuẩn ngữ pháp.
-
Con không bị nói ngọng, bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền.
-
Viết đúng chính tả.
-
Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói.
-
Tăng khả năng Đọc – Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện.
-
Từ vựng phong phú, diễn đạt linh hoạt nhờ kho truyện, sách nói đồ sộ.
-
Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, tăng cường hiểu biết và nhận thức cho trẻ
Để hiểu rõ hơn về Vmonkey, quý phụ huynh có thể tham khảo video sau đây:
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây về cách đánh vần chữ quả trong tiếng Việt sao cho đúng. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp phụ huynh biết cách hướng dẫn bé đánh vần chuẩn hơn, hiệu quả hơn nhé.
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Anh