Đối với nhiều người mới bắt đầu học tiếng Nhật, Kanji là phần khó học và khó nhớ nhất. Nếu bạn cũng vậy, đang băn khoăn không biết học Kanji sao cho nhớ thật nhanh và nhớ thật lâu, thì bài viết chia sẻ 6 cách học Kanji dưới đây chính là dành cho bạn. Akira sẽ nêu các cách học hữu ích cũng như ưu và nhược điểm để bạn chọn chọn phương pháp phù hợp nhất, từ đó vượt qua nỗi sợ chữ Hán.
1. Khái quát về Kanji
Sau khi đã làm quen với 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana, bạn sẽ học tiếp đến 1 loại chữ khó nhất trong tiếng Nhật là Kanji (chữ Hán).
Trong bức ảnh bản tin trên, các chữ được bôi màu đỏ chính là chữ Kanji. Có thể thấy, 80% văn bản là chữ Hán, phần còn lại là Hiragna và Katakana. Đây cũng là đặc điểm chung của các văn bản tiếng Nhật. Bạn có thể thắc mắc tại sao người Nhật lại dùng Kanji nhiều đến vậy? Lí do là vì họ dùng chữ Hán để khắc phục hiện tượng đồng âm khác nghĩa và rút ngắn độ dài của câu.
Mỗi một chữ Kanji thường có 2 âm đọc là âm On (On-yomi) và âm Kun (Kun-yomi). Hai âm này thì có gì khác nhau? • Khi đứng cùng các chữ Kanji khác thì sẽ được đọc theo âm On. • Còn khi chữ Kanji đứng một mình hoặc với Hiragana thì sẽ đọc theo âm Kun. Tuy nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ:
Bạn sẽ cần khoảng 2000 chữ Kanji để có thể đọc hiểu sách báo tiếng Nhật. Ở trình độ sơ cấp N5, cần học 100~150 chữ. Với khối lượng từ lớn như vậy, để đạt hiệu quả cao nhất ngay từ bước ban đầu, việc lựa chọn cách học Kanji phù hợp với bản thân là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Akira tìm hiểu nhé!
2. 6 cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu
2.1 Cách học Kanji số 1: Sử dụng Flashcards
Flashcards gồm nhiều tấm card khổ nhỏ tập hợp thành 1 bộ, mỗi tấm card sử dụng cả 2 mặt trước và sau. Có thể tự làm Flashcards hoặc mua sẵn. • Mặt trước: Thường được thiết kế để ghi chữ Kanji. • Mặt sau: Thường dùng để ghi âm Hán Việt hoặc âm On-Kun và các từ liên quan.
Cách học: Nhìn vào mặt có chứa chữ Kanji, đọc lên nghĩa, âm Hán Việt và các từ liên quan tới nó. Hãy kích thích trí nhớ hết mức có thể để tìm ra đáp án trước khi lật mặt sau. Sau đó, luyện tập cách viết Kanji bằng cách nhìn mặt âm Hán Việt trước. Luyện tập xuôi và ngược luân phiên nhau để có kết quả ghi nhớ tốt nhất.
Những lưu ý khi dùng Flashcards: • Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm Flashcard. • Sử dụng minh họa: Vẽ hình minh họa hoặc cắt dán hình từ các tạp chí lên Flashcards. Flashcards càng thú vị thì bạn càng dễ nhớ hơn. • Luôn mang Flashcards bên mình: Hãy tạo thói quen ôn luyện hàng ngày như việc đánh răng hoặc đi tắm. • Thay đổi thứ tự các tấm Flashcards: Nên xáo trộn các tấm flashcard sau mỗi lần ôn tập. Nếu bạn luôn ghi nhớ thông tin theo 1 thứ tự sẽ khiến bạn khó có thể nhớ được thông tin khi nó ở trong 1 tình huống khác. • Đánh dấu Flashcards: Hãy đánh dấu các tấm flashcard đã được ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau một thời gian dài hơn. Các flashcard chưa nhớ thì nên dành thời gian xem lại nhiều lần hơn.
# Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang đi bất cứ đâu. Hãy xem lại bộ flashcard của mình vào những khoảng thời gian rảnh rỗi, có thể là khi đang nghỉ ngơi, trên xe bus, đang xếp hàng chờ đợi… # Nhược điểm: Bạn sẽ phải bỏ công sức một chút để ghi nội dung lên các tấm thẻ.
2.2 Cách học Kanji số 2: Học với ứng dụng
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học tiếng Nhật online thông qua các ứng dụng, video, công cụ trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Việc học sẽ linh hoạt, tiện lợi và dễ dàng hơn nếu bạn biết cách sử dụng đúng đắn.
Trên thị trường có rất nhiều ứng dụng học online với tính năng đa dạng. Có thể kể đến các ứng dụng nổi đình đám được nhiều bạn học tin dùng như Mochimochi, Quizlet hay Anki. Đây đều là các phần mềm được xây dựng trên nền tảng Flashcards và các nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của con người.
Xem thêm : Tổng hợp tài liệu luyện thi, sách tiếng Nhật N3 và phương pháp học “Nhớ ngay và luôn”
Lưu ý khi học:• Cần tự giác và quyết tâm cao: Thực tế, khi học tiếng Nhật qua ứng dụng, bạn sẽ không có sự đốc thúc của thầy cô và áp lực điểm số nên cần phải thực sự chủ động và tự giác. • Hình thành thói quen ghi chép: Đừng chỉ học online trên máy tính hay điện thoại vì bạn sẽ quên rất nhanh sau đó. Hãy chuẩn bị sẵn một quyển vở hoặc sổ tay để ghi chú lại những điểm cần lưu ý của bài học nhé.
# Ưu điểm: Học được mọi lúc mọi nơi. Không lo bị nhàm chán. # Nhược điểm: Vì học trên điện thoại hoặc máy tính nên dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các phần mềm học tiếng Nhật khác để chọn ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!
2.3 Cách học Kanji số 3: Liên tưởng
Liên tưởng Hình → Chữ Nguồn gốc Kanji là chữ tượng hình, được người xưa tạo nên bằng trí tưởng tượng dựa trên hình ảnh trong đời sống. Bởi vậy, một trong những cách học chữ Kanji thú vị là liên tưởng tượng và so sánh chữ theo sự vật, hiện tượng xung quanh. Ví dụ:
Dễ dàng nhận ra, từ hình ảnh những thửa ruộng vuông vức hay cái cây, sau khi giản lược các nét, ta có thành quả cuối cùng là chữ Kanji “Điền” và “Mộc”. Dựa vào cách liên tưởng, bạn vừa nhớ được mặt chữ, vừa nắm được luôn nghĩa của chữ chữ Hán đó.
Tương tự với các hình dưới đây, bạn hãy thử đoán xem chữ Kanji tương ứng với hình nào nhé:
Đáp án là: 1-c 2-b 3-a Hình 1: Ngọn núi → Kanji “Sơn” Hình 2: Hình ảnh đốt lửa → Kanji “Hỏa” Hình 3: Hình ảnh mầm non mọc lên từ mặt đất → “Thổ”
Liên tưởng Chữ → Hình Vừa rồi là cách liên tưởng từ Hình → Chữ. Còn có 1 cách liên tưởng khác để giúp bạn nhớ ý nghĩa của những chữ phức tạp một cách dễ dàng hơn, đó là thử liên tưởng ngược lại từ Chữ → Hình nhé. Dựa trên nghĩa của chữ Kanji, liên tưởng đến những hình ảnh và câu chuyện sao cho hợp lý nhất với nghĩa của chữ. Những câu chuyện càng đặc sắc, thú vị càng in sâu vào trí nhớ của bạn hơn. Điểm thú vị của phương pháp này là không có đáp án chuẩn, vì phụ thuộc vào trí tưởng tượng và sức sáng tạo của mỗi người. Ví dụ:
Với chữ Hán “Thời” trên đây có thể liên tưởng như sau: Người xưa đã quan sát hiện tượng Mặt trời chiếu xuống que trên mặt Đất, rồi dựa vào Bóng chiếu để biết được Thời Gian.
# Ưu điểm: Nhờ việc liên tưởng, từ một chữ Kanji khô khan qua các hình ảnh sinh động gần với ý nghĩa của từ, bạn sẽ hiểu được chữ Kanji hơn. Từ đó, nhớ chữ Kanji tốt và lâu hơn. # Nhược điểm: Áp dụng chủ yếu cho Kanji sơ cấp N5 và N4, đến giai đoạn trung và cao cấp, chữ Kanji sẽ phức tạp hơn và không dễ để liên tưởng nữa.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu: “Kanji look and learn” – The Japan Times – Download “Remember the Kanji” – James Heisig “Kanji Pict-O-Graphix” – Michael Rowley
2.4 Cách học Kanji số 4: Viết và viết!
Viết là một phương pháp truyền thống mà người học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng có thể áp dụng được.
Cách học: • Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 quyển vở để viết Kanji (nên dùng vở ô ly). • Viết đi viết lại nhiều lần chữ Kanji cần học. Khi viết có thể viết kèm cả âm On và Kun. Nên kết hợp vừa viết vừa đọc to chữ đó để nhớ lâu hơn. • Nên chủ động viết và kết nối các chữ Kanji thành từ, câu có nghĩa. Trong quá trình học ngữ pháp hoặc tập viết văn, hãy cố gắng rèn thói quen viết Kanji nhiều nhất có thể với những từ mình đã học được.
# Ưu điểm: Luyện được cách viết cũng như ghi nhớ được mặt chữ và nghĩa của chữ. Khi cần viết một chữ Hán mà bạn có thể viết được luôn mà không cần suy nghĩ, thì đó là lúc chữ Hán đó đã nằm trong trí nhớ lâu dài của bạn. # Nhược điểm: Cần dành nhiều thời gian và có không gian thích hợp để luyện viết. Những chữ học lúc đầu nhớ lâu và nhanh. Tuy nhiên về sau khi học nhiều Kanji hơn có thể bị nhầm lẫn giữa các chữ có nét tương tự. Cách học này cũng dễ gây cảm giác nhàm chán.
Xem thêm : Cách đọc bảng chữ cái Alphabet tiếng Nhật
Tài liệu có thể tham khảo: Sách luyện viết Kanji được bán ở các hiệu sách trên toàn quốc hoặc luyện viết bằng vở ô ly. Hoặc có thể tải mẫu giấy tiêu chuẩn của Nhật để luyện viết.
2.5 Cách học Kanji số 5: Học Kanji qua bộ thủ
Bộ thủ là thành phần cơ bản cấu tạo nên chữ Kanji, và bản thân nó cũng đồng thời là chữ Kanji. Tuy nhiên sẽ có những bộ thủ biến đổi khác với chữ ban đầu. VD: 水 → 氵, 人 → 亻. Mỗi chữ Kanji sẽ được ghép bởi 2 hay nhiều bộ thủ. Có tổng cộng 214 bộ thủ trong tiếng Nhật, mỗi bộ đều có ý nghĩa riêng.
Việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ghi nhớ và đoán nghĩa chữ Kanji. Ví dụ, những chữ có bộ Thủy 氵nghĩa là nước – thường liên quan đến nước, sông, hồ,… Bộ Tâm 忄nghĩa là trái tim – thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc. Với trình độ sơ cấp, bạn không cần học hết 214 bộ thủ, chỉ cần ghi nhớ khoảng 30 bộ thủ cơ bản là đã có thể áp dụng rất tốt vào việc học chữ Kanji rồi.
Cách học:• Với một chữ Kanji, bạn hãy cố gắng phân tích thành các bộ thủ nhỏ, dựa trên nghĩa của các bộ thủ để suy ra nghĩa của chữ Kanji đó. • Lọc các chữ Kanji có bộ thủ giống nhau, từ đó tìm ra điểm tương đồng trong nghĩa của các chữ.Có thể sử dụng kết hợp với Flashcards bộ thủ để ghi nhớ.
# Ưu điểm: Một khi đã nắm được bộ thủ, học lên cao bạn sẽ dễ dàng phân tích được chữ Kanji. Bằng cách đó, có thể dễ nhớ nghĩa hơn, từ đó cũng dễ viết lại hơn. Ngoài ra khi đi thi, bạn có thể dựa vào bộ thủ để đoán nghĩa, chọn đáp án đúng. # Nhược điểm: Phương pháp này thích hợp với các chữ Kanji phức tạp của trình độ trung và cao cấp vì được ghép bởi nhiều bộ thủ. Với trình độ sơ cấp còn khá phức tạp.
2.6 Cách học Kanji số 6: Ghi nhớ bằng âm Hán Việt
Đầu tiên phải nhấn mạnh, đây là cách học gần gũi nhất với người Việt, do ngày xưa Việt Nam cũng dùng chữ Hán du nhập từ Trung Quốc. Kể cả trong cuộc sống ngày nay, từ Hán Việt vẫn chiếm khoảng 75% số từ vựng trong tiếng Việt. Vì vậy, nhiều từ vựng trong tiếng Nhật khi đọc âm Hán Việt thì gần giống với tiếng Việt. Ví dụ:
Kanji Âm Hán Việt Nghĩa 学生 Học Sinh Học sinh 救急車 Cứu Cấp Xa Xe cấp cứu 国際大学 Quốc Tế Đại Học Đại học quốc tế
Cách học: • Bất kỳ khi nào học một chữ Kanji mới cũng phải tìm cách ghi nhớ luôn âm Hán Việt của chữ Kanji đó. • Kết hợp với ôn tập bằng Flashcards để có hiệu quả tốt hơn • Tự kiểm tra lại âm Hán Việt của tất cả các chữ mình đã học bằng bảng âm Hán Việt như dưới đây.
Lưu ý: Mỗi chữ Kanji đều đi kèm với 1 âm Hán Việt, tuy nhiên 1 âm Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, nhiều chữ. Ví dụ: Chữ 友 có âm Hán Việt là Hữu, nhưng Hữu thì lại có đến 3 chữ 友、右、有 với 3 nghĩa khác hẳn nhau.
# Ưu điểm: Với lợi thế sẵn có trong tiếng Việt, bạn sẽ nhanh thuộc Kanji và có tính ứng dụng cao khi đọc văn bản. Khi gặp một từ mới, nếu biết âm Hán Việt bạn có thể không biết cách đọc nhưng lại đoán luôn nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. # Nhược điểm:Không phải chữ Hán nào cũng có âm Hán Việt sát với nghĩa của từ, nên phải chú ý với những chữ đó. Bạn nên đánh dấu những trường hợp đặc biệt lại để không sử dụng sai.
3. Một số lưu ý khi học Kanji
Học đúng thời điểmCó một hiện trạng là các bạn thường cố gắng nhồi nhét rất nhiều chữ trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng theo nghiên cứu về khả năng quên của não bộ con người, trung bình với 1 từ mới học, nếu không ôn tập thì sau 24h khả năng quên mất là 70%. Vì vậy, mấu chốt của việc ghi nhớ không phải là học nhiều, mà hãy “Học đúng thời điểm”. Việc tính toán chính xác thời gian ôn tập sẽ giúp phát huy tốt nhất khả năng ghi nhớ.
Đừng ép mình nhớ tất cả âm On-Kun của mỗi chữKhông nên tập trung quá nhiều thời gian vào việc học hết tất cả âm On và Kun của mỗi chữ, vì có rất nhiều âm On-Kun không hay được sử dụng. Thay vì học riêng lẻ từng chữ, hãy cố gắng học theo từ mới liên quan đến chữ Kanji đó, dần dần bạn sẽ rút ra được quy luật đọc của chữ. Có thể tham khảo cách chuyển âm Hán Việt sang âm On tại đây.
Mong rằng những chia sẻ của Akira sẽ giúp bạn tránh xa được nỗi lo sợ với chữ Hán. Chúc bạn luôn tìm được niềm vui với tiếng Nhật và thành công trên con đường sắp tới!
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Nhật