Hiện tại, trên Internet đã có cả trăm bí kíp học tiếng Anh, cái nào cũng hay, cũng thú vị. Nhưng vấn đề là ở chỗ có quá nhiều thứ cần phải học: từ nghe – nói cho tới đọc – viết. Nếu như một kĩ năng bạn chưa làm tốt, chưa chăm chút kĩ lưỡng thì làm sao bạn có thể thành thạo những kĩ năng khác?
- Hướng dẫn phương pháp học từ vựng tiếng anh C1 C2 hiệu quả nhớ lâu
- 5 cách làm chủ 12 thì trong giao tiếp tiếng anh
- 39+ ĐOẠN HỘI THOẠI TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Hướng dẫn cách làm dạng bài đọc hiểu Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia
- Tất cả các câu mệnh lệnh tiếng Anh trong lớp học con nên biết
Tập trung và ưu tiên là chiến thắng! Ad biết rất nhiều bạn ngại học tiếng vì chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tất cả những gì ad sắp truyền đạt tới các bạn dưới đây ngay cả 1 đứa trẻ con cũng làm được, thế nên tại sao bạn lại không? Nó thực sự rất dễ dàng, chỉ qua mấy bước đơn giản mà không tốn nhiều công sức.
Bạn đang xem: Chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng Anh từ con số 0
Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả nhất cho người mất gốc.
Xem thêm: Phương pháp học tiếng anh giao tiếp cho người mất gốc
I. TỔNG QUAN
Bước 1: Nghĩ đúng và làm đúng như mục tiêu đặt ra
Muốn học tiếng Anh hiệu quả phải biết nghĩ đúng và làm đúng!
1. Đặt mục tiêu
Đặt mục tiêu “6 tháng phải nói được tiếng Anh thoải mái với Tây” và bạn phải dán vào chỗ nào đó nhìn thấy nhiều nhất trong ngày. Mỗi lần nhìn thấy là mỗi lần thôi thúc chúng ta phải học như 1 cam kết. Thực tế cho thấy chỉ có 2 người đạt được mục tiêu khi mục tiêu đó không được viết ra và có tới 8 người đạt được mục tiêu nếu nó được viết ra đấy!
2. Nghĩ đúng
Luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể nói được và mình sẽ hoàn toàn “làm chủ” tiếng Anh vào một ngày gần thôi. Tại sao như vậy? Bởi ai vậy cũng vậy thôi, chúng ta sẽ không bao giờ làm gì thật sự nghiêm túc và có trách nhiệm nếu cứ nghĩ rằng đó là không thể. Hãy nhớ là 1 hành động hời hợt không bao giờ dẫn tới kết quả tốt.
3. Sức mạnh của sự tập trung và ưu tiên
Nếu bạn chăm chỉ cày mò đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thì sau 2 – 3 năm, nhiều khả năng bạn sẽ thành thạo. Nhưng đối với một người thông minh, họ luôn biết rằng phải học nghe nói trước, sau đó mới là đọc và viết. Bởi lẽ, có nghe nói khắc tự đọc viết được thôi.
Điều ad muốn nói là thay vì học 4 kỹ năng, bạn nên tập trung vào học nghe và nói trước – học như 1 đứa trẻ con vậy, bạn sẽ chỉ mất 6 tháng là thành thạo (nếu biết cách học). Tại sao trẻ con không biết chữ mà vẫn có thể nói được? Học mà không có sự tập trung và ưu tiên là cách hành động của số đông, mà số đông thì 97% không thể nói được tiếng Anh thành thạo. Muốn khác biệt, trước hết, phải nghĩ khác biệt và hành động thông minh đã!
Bước 2: Phát âm chuẩn là quan trọng nhất và phải học đầu tiên
Bước thứ hai chính là học cách phát âm chuẩn.
Bạn có thể phát âm tiếng Anh “như nói tiếng Việt” mà sau 2 – 3 năm vẫn có thể thành thạo, nhưng nếu như bạn được hướng dẫn bài bản ngay từ đầu, chỉ sau 6 tháng là bạn đã có thể đạt được mục tiêu ấy. Biết cách phát âm chuẩn sẽ giúp bạn nghe tốt hơn, và cũng chẳng ngại nói ra.
Có thể, nếu chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu ấy vào 1 ngày nào đó sớm hơn 6 tháng mà thậm chí bạn cũng không ngờ tới. Phát âm chuẩn không phải là năng khiếu mà phụ thuộc vào việc bạn có học bài bản, chịu khó học đều đặn hay không. Tốt nhất là học theo giáo trình Pronunciation Workshop của chuyên gia ngôn ngữ Paul Gruber trên youtube để học cách phát âm chuẩn xác nhất.
Bước 3: Không học các quy tắc ngữ pháp theo lối thông thường
Bạn đã biết cách học ngữ pháp đúng cách chưa?
Ngữ pháp là thứ “kill” khả khả năng giao tiếp của bạn. Nếu cứ để ngữ pháp quẩn quanh trong suy nghĩ của mình thì khi nói, lúc nào bạn cũng sẽ sợ sai, sợ sai là không dám nói, rồi cuối cùng thì không thể nói được. Một người nước ngoài họ thậm chí không biết hết các quy tắc ngữ pháp trong tiếng Anh nhưng họ vẫn có thể nói ra bất cứ điều gì.
Ngữ pháp là quan trọng nhưng phải học theo cách thông minh và dùng được. Hãy học nó theo kiểu “living story”, học qua những câu chuyện trong cuộc sống, hay viết nhận ký bằng tiếng Anh chẳng hạn. Ngày hôm qua mình đã là gì? Gặp ai? Đi đâu?… Hãy tự viết và đọc nó đều đặn một cách chuẩn xác phát âm, bạn sẽ vừa nhớ được ngữ pháp, vừa nói được ra.
Bước 4: Tắm mình trong nghe thật nhiều
Muốn nghe giỏi thì phải nghe thật nhiều!
1. Nghe bị động
Nghe những thứ mình thích nghe và bắt đầu từ những nội dung đơn giản, hội thoại ngắn hay phim hoạt hình. Một ngày nghe tiếng anh 8 tiếng: sáng, chiều, tối, cứ bật nhạc, phim, tất cả mọi thứ bằng tiếng Anh lên – nghe thôi, chưa cần phải hiểu. Nghe như thời chúng ta chỉ là những đứa trẻ – luôn bị vây quanh giọng nói của bố mẹ, để rồi cuối cùng bập bẹ tự nói được lúc nào không hay. Nấu cơm, ăn cơm, quét nhà, đến trường, buổi tối Facebook lúc nào cũng đặt chế độ tự động phát tiếng Anh tới đến khi đi ngủ mới thôi.
Hay ra quy định: trong phòng chỉ nghe nhạc tiếng Anh, phim nói tiếng Anh, mọi thứ bằng tiếng Anh thôi. Nếu không sẽ bị phạt 10k/ lần vi phạm. Nếu có thể đặt quy định chỉ nói tiếng Anh, lúc đó chúng ta sẽ tìm mọi cách diễn đạt bằng được dù có nhìn ngố tới đâu. Tự tạo môi trường tiếng Anh quanh mình nhé.
2. Nghe chủ động
Ít nhất 30 phút/ngày ( lúc này bạn thực sự join vào học tiếng Anh thật sự đấy nhé). Cách học của những anh tài tiếng Anh và mình cũng nên áp dụng, đó là ngồi xem phim hoặc nghe nhạc rồi nhại theo phụ đề, cộng với viết từ mới (từ lặp lại nhiều lần). Có thể mới đầu bạn sẽ không thể bắt kịp tốc độ của người nói đâu nhưng mãi rồi thành quen và thành nhanh thôi (phát âm tốt sẽ giúp bạn làm được điều này dễ dàng hơn rất nhiều).
Bước 5: Học từ mới 5 từ/ngày
Mỗi ngày chỉ cần học thêm 5 từ mới nhé!
Nếu từng gặp 1 người nước ngoài rồi, bạn sẽ thấy là những từ vựng họ dùng rất đơn giản, toàn là những từ chúng ta được học khi mới bắt đầu tiếp cận với tiếng Anh. Sai lầm của chúng ta là cứ cố gắng thật nhiều từ mới để rồi không dùng được tí nào trong giao tiếp. Các từ cũ còn chưa dùng thành thạo, nói gì đến các từ mới? Đừng đi vào vết xe đổ của 97% không nói được tiếng Anh bạn nhé!
Xem thêm : Topic 19: Cơ Thể Người (Body)
Đừng cố học nhiều để quên mà hãy học để dùng được, khi dùng được thì bạn sẽ không quên nữa. Học từ vựng tốt nhất là gắn với nghe, và cách mà những đứa lười tiếng Anh như ad thường học là kết hợp giữa nghe và nhại theo. Lúc bạn xem 1 bộ phim hay bất kì cái gì bằng tiếng Anh, đừng quên các thao tác kèm theo: mắt nhìn, tai nghe, miệng nhại theo và tay không quên ghi từ mới.
Bước 6: Học giao tiếp phản xạ bằng Question và Answer
Khi ai đó hỏi bạn “What is your name?”, bạn trả lời rất nhanh. Nhưng hỏi những câu khác thì bạn lại phản ứng rất chậm và tệ hơn là không thể trả lời được. Bạn thường học bằng cách hỏi nhưng ít khi tự trả lời những câu hỏi đó vì thế mà phản ứng của bạn rất chậm.
Để phản ứng nhanh khi nói, tốt nhất 1 ngày hãy tự đặt và trả lời 3 câu. Tập nói chậm và sâu với phát âm chuẩn bạn nhé! Sau 1 tháng bạn đã giao tiếp và phản ứng trả lời với cả trăm câu hỏi được rồi đấy! Đây là một trong những cách học phản xạ hiệu quả nhất trong phương pháp Effortless English của tiến sĩ A.J Hoge.
Bước 7: Các trang có thể nghe nhiều tiếng Anh
Youtube là kho hội thoại tiếng Anh hoàn toàn miễn phí, từ cơ bản như “101 hội thoại cơ bản bằng tiếng Anh” đến những bài học phức tạp hơn như “VOA learning English”. Đừng quên kho tàng những bài hát tiếng Anh mà khi search, chỉ cần thêm từ “lyrics” sau mỗi bài hát là sẽ có phụ đề tiếng Anh cho bạn đấy!
Hoặc bạn có thể tìm phim trên google để xem và mỗi bộ phim nên xem 2 lần: 1 lần phụ đề tiếng Việt và 1 lần phụ đề tiếng Anh. Đừng quên nhại theo đấy! Ngoài ra, bạn có thể đọc truyện Doremon song ngữ (hiện nay có bán tại các hiệu sách 16k/ quyển và có 10 tập): Phương pháp này vừa giải trí mà lại học được cách giao tiếp tiếng Anh. Còn gì bằng? Học tiếng Anh thật sự rất thú vị nếu như biết cách học
Bước 8: Động lực
Hãy tìm cho mình động lực học tiếng Anh!
Làm thế nào để có lửa đi đến cùng mà không nản? Tùy vào mỗi người mà lại có những cách tạo động lực khác nhau. Nếu bạn không có sẵn thì phải tự tìm kiếm và tự tạo ta cho mình. Đừng chỉ ngồi không mà nghĩ mình có thể nói được tiếng Anh. “No Pain No Gain”. Trên hết luôn là tinh thần chủ động và duy trì thói quen học tập hàng ngày, dù chỉ ngồi nghe nhạc 30 phút. Có thể, những điều sau đây sẽ giúp bạn:
- Chỉ khoảng 2,3 năm nữa thôi tiếng Anh sẽ rất phổ biến. Khi ấy, không nói được tiếng Anh sẽ là một điều rất xấu hổ, sẽ bị lạc hậu và bị đánh giá kém cỏi.
- Hãy nghĩ xem khi mình nghe nói tiếng Anh tốt bạn sẽ làm gì? Liệt kê ra ít nhất 5 cái mình muốn làm nhé… Bạn sẽ tìm được rất nhiều động lực đó. Cũng đừng quên dán những điều này quanh nhà của mình để lúc nào bạn cũng nhìn thấy nó.
- Hãy nghĩ xem khi mình không thể nói tiếng Anh thì mình sẽ thế nào? Sẽ nhỏ bé, sẽ mất tự tin và mất đi nhiều cơ hội như thế nào? Ngược lại, khi có tiếng Anh thế giới rộng lớn và mình sẽ tự tin ra sao?
- Nghĩ xem xung quanh mình, nhiều người đã chật vật như thế nào khi dốt tiếng Anh? Nghĩ nhiều về viễn cảnh số đông những người ra trường tiếng Anh không có, kinh nghiệm ít, giao tiếp không tốt, mối quan hệ có vài người. Cuộc sống của họ rồi sẽ đi về đâu?
Chung quy lại, hãy trăn trở thật nhiều để tìm ra một động lực đi tới cùng. Sinh viên ra trường không nói được tiếng Anh sẽ thiệt đủ đường các bạn ạ! Và hãy nhìn về viễn cảnh 63% sinh viên ra trường chật vật tìm việc làm, để rồi tự nghĩ cho mình 1 lối đi riêng thật khác biệt!
II. ĐI VÀO TỪNG KỸ NĂNG NÀO
1. Listening
Luyện nghe tiếng Anh không khó mà phải kiên trì.
Phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất mà ad được biết và đã áp dụng hiệu quả đó là NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ. Bạn nghe và chép chính tả lại 100% những gì bạn nghe được.
Bạn nên kết hợp luyện nghe và luyện Pronounciation luôn (luyện nghe với nói bao giờ cũng nên luyện song song). Cụ thể phương pháp này như sau:
+ Bước 1: Tìm một nguồn phát tiếng Anh chuẩn (nói về chủ đề mà bạn thấy hứng thú) và phải có phụ đề (nhất thiết phải có).
+ Bước 2 (giai đoạn đau khổ nhất ): Listen and transcribe it.
Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Bạn nghe 1 câu hoặc nếu không kịp thì nghe nửa câu, pause, rồi chép lại. Có thể nghe đi nghe lại độ 3 lần rồi chuyển câu khác. Nghe được 6,7 câu thì giở transcript ra so sánh. Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai -> nghe sai). Hồi đầu thử transcribe “CNN student news”, ad sai toe toét. Không sao, kinh nghiệm ở đây của ad là: cứ nghe, cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so sánh với transcript và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều.
+ Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh.
Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi. Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả. Bản thân ad đã duy trì tập nói theo cách này liên tiếp trong 2,5 tháng. Kết quả rất tuyệt vời, khi nói chuyện với một bác Tây, bác khen mình phát âm hay và hỏi mình có phải đã ở nước ngoài không làm mình sướng rơn.
3. Speaking
Học nói tiếng Anh thế nào cho hiệu quả?
+ Buớc 1: Nghe, chép chính tả + nhái lại giọng đọc của người bản xứ. Xem phương pháp chép chính tả phần “LISTENING”. Đây là bước đau khổ nhưng rất quan trọng giúp bạn phát âm chuẩn, và có ngữ điệu giống người bản xứ.
+ Bước 2: Học theo phương pháp hỏi đáp để tăng phản xạ. Các bạn có thể tham khảo clip bên trên mình đã đăng nhé!
2. Reading
Học đọc reading thế nào để không buồn ngủ?
Phương pháp mà ad muốn chia sẻ với các bạn để nâng trình phần “Reading” là “The Free Reading Technique”. Phương pháp này do tác giả Hung Q.pham viết trong quyển “5 steps to speak a new language”, bạn có thể tìm đọc nếu thích. Ở bài này, ad chỉ trình bày những nội dung quan trọng nhất (mà thực ra bạn cũng chỉ cần biết thế, không cần nghiên cứu sâu hơn làm gì) và thêm một số kinh nghiệm thực tế của ad khi áp dụng phương pháp này.
+ Bước 1: Tìm một nguồn tài liệu Tiếng Anh phù hợp mà bạn cảm thấy hứng thú, thích đọc. Các nguồn ad gợi ý thêm bạn có thể đọc như: vietnamnet, vnexpress bản tiếng anh hay BBC, CNN, new york times (US), the guardian (UK),… Ngoài ra bạn có thể download các ebook truyện tiếng anh để đọc trên điện thoại chẳng hạn như Harry potter, nhưng nhớ là phù hợp trình độ của bạn nhé! + Bước 2: Đọc và…thư giãn Lưu ý: Trước khi bắt đầu bước 2, bạn hãy tìm một từ điển Anh-Việt có chức năng Click & see (từ điển Lạc việt, Lingoes, các từ điển online như: tratu.soha.vn, vdict.com…). Chức năng click & see: nghĩa là gặp từ mới bạn chỉ cần chỉ chuột vào đấy (nhấn kèm phím alt hoặc ctrl) là nghĩa tiếng Việt của từ đó sẽ hiện ra. Đọc báo online hay đọc ebook bạn đều có thể dùng chức năng click & see này.
Xem thêm : Bảng chữ cái tiếng Anh phát âm và audio đầy đủ
Khi đọc, bạn:
-
Đừng cố gắng take note bất kỳ cấu trúc, từ vựng khó hoặc mới nào…
-
Đừng ép bản thân phải nhớ bất kỳ từ mới nào
-
Không cần gạch chân, hay note vàng gì đó, không cần thiết
-
Không cần cố gắng đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh làm gì
Bạn chỉ cần đọc và… thư giãn, enjoy nội dung truyện, bài báo. Từ mới nào không hiểu thì dùng từ điển tra, tra bao nhiêu lần tùy bạn. Khi đọc, có thể bạn sẽ gặp các câu dù bạn có tra từ điển cũng không hiểu. Không sao, đơn giản là bỏ qua câu đấy đi, đọc tiếp. Lúc đầu có thể mất rất nhiều thời gian bạn mới đọc xong một quyển sách. Nhưng đến lần 2,3 bạn sẽ thấy bạn đọc rất nhanh. Thậm chí nhanh gấp đôi lúc đọc quyển 1.
Tại sao phương pháp này lại có tác dụng ?
Đọc theo phương pháp này, sau khi đọc xong một vài chương của quyển sách. bạn sẽ thấy có nhiều từ mới bạn gặp đi gặp lại nhiều lần. Và mỗi lần tra nghĩa là một lần bạn nhớ nghĩa của từ vựng đó. Ngoài ra, việc gặp từ mới đó trong các đoạn văn khác nhau, các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp bạn hiểu rõ cả cách sử dụng chúng. Bạn học từ mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên và dễ chịu. Còn đối với các từ, bạn chỉ gặp một hai lần trong cả chương truyện. Ok, vậy đó không phải là các từ “common words”. Bạn không cần phải nhớ chúng làm gì.
Đối với các từ tra từ điển không thấy nghĩa, bạn có thể vào các trang sau để tra: www.wordreference.com http://www.thefreedictionary.com/ www.englishclub.com Ngoài ra, bạn có thể lên diễn đàn trong nước hoặc nước ngoài hỏi nghĩa của từ đó. Đọc theo cách này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Ad biết là nhiều bạn đọc truyện mà chốc chốc lại note vàng, gạch chân, chép vào sổ từ từ mới, ghi flashcard…sẽ chẳng thấy cuốn truyện thú vị gì nữa. Đọc 1, 2 trang bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi và vứt cả truyện lẫn sổ từ của bạn ra 1 góc. Bạn không việc gì phải gồng mình học theo cách đó, cứ để từ mới vào đầu bạn một cách nhẹ nhàng, tự động thôi.
Lưu ý: Nếu bạn dùng android hoặc iphone, ipad, hoặc các máy tỉnh bảng android. Bạn có thể search app Moon+reader: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.flyersoft.moonreaderp&hl=vi
App Moon+ reader giúp học reading hiệu quả.
Phần mềm đọc sách cực tốt, hỗ trợ các loại từ điển. Bạn cài thêm Bluedict và down thêm dữ liệu dictionary của các bộ từ điển như: Lạc việt, oxford, cambridge vào…Chúng sẽ giúp bạn đọc và tra từ điển theo cách Click&see như ad nói phía trên.
4. Writing
Học viết tiếng Anh có khó không?
a. ÔN LẠI NGỮ PHÁP CƠ BẢN
Trước khi bắt tay vào luyện IELTS Writing, các bạn ôn ngữ pháp lại cho mình một chút. 2 quyển này là đủ:
-
English Grammar in Use (4th edition)
-
A practical english grammar (4th edition)
b. HỌC TỪ VỰNG
Giữ phong độ ít nhất ngày 5 từ. Nhung chú ý đừng học từ riêng lẻ nha!
c. LUYỆN VIẾT
Sau khi đã có vốn liếng cấu trúc và từ vựng, thay vì đặt câu với nội dung không liên quan đến nhau, hãy tìm một chủ đề thú vị hoặc gần gũi nhất với mình để viết. Ví dụ, sắp đến ngày sinh nhật người bạn thân của bạn? Hãy viết về người bạn thân đó. Sắp Noel? Hãy viết về mùa Noel đáng nhớ nhất trong đời. Có thể bạn đã có một ngày đến trường không vui? Việc bạn chọn chủ đề gì không quan trọng, hãy cứ viết ra bất cứ thứ gì bạn nghĩ. Sau khi viết bản nháp, hãy nhìn lại xem liệu bài viết của bạn có mắc các lỗi ngữ pháp, từ vựng nào không. Liệu có câu nào bạn có thể thay đổi cấu trúc để nghe mềm mại hơn một chút? Nếu bạn không thể tìm được lỗi nào trong “đứa con tinh thần” của mình, hãy đợi một hai tuần sau, khi bạn đã quên luồng suy nghĩ cũ. Lúc đó bạn sẽ nhìn ra những điểm cần thay đổi trong bài viết của mình. Nếu được, hãy cho người khác đọc bài của bạn, điều này sẽ khiến bạn cẩn trọng hơn với bài viết của mình. Đăng lên blog, Facebook là một ý kiến hay. Góp ý của mọi người sẽ khiến bạn có được cái nhìn nhiều chiều hơn về nội dung và văn phong của mình.
Đây là kỹ năng khó, nên cần phải rèn luyện từ từ. Với những bạn mới bắt đầu, cũng không cần quá lo lắng đến nó, cứ từ từ khoai sẽ nhừ. Bạn có thể tham khảo thêm Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp từ căn bản đến nâng cao cho người mới bắt đầu để học kỹ hơn về tiếng Anh giao tiếp nhé!
Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm miễn phí 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Anh