Đọc lưu loát là khả năng trẻ đọc ra các từ thật nhanh và thật chính xác. Khi các bé đã biết đọc trôi chảy rồi thì chẳng cần phải nỗ lực, các bé cũng sẽ đọc một cách tự nhiên và diễn cảm. Và những lúc phải đọc thầm, các bé sẽ có thể nhận diện các từ một cách tự động chứ không phải tốn nhiều thời gian để giải mã từ.
- Bí quyết tự luyện nói tiếng Anh một mình…
- Hướng dẫn đọc phiên âm tiếng Anh – Cách đọc 44 âm cơ bản IPA 2020
- CÂU DÙNG ĐỂ HỎI VÀ CHỈ ĐƯỜNG TRONG TIẾNG ANH BẠN CẦN PHẢI BIẾT
- Bài tập ôn thi tiếng Anh lớp 3 cả năm có đáp án
- THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN (Present Continuous) – Công thức, cách dùng, dấu hiệu và bài tập có đáp án
Khả năng đọc lưu loát như vậy là một yếu tố quan trọng của việc đọc hiểu (tức là hiểu được những gì mình vừa đọc). Các bé mà đọc chưa lưu loát thì luôn đọc một cách dè dặt và phải cố lắm mới phát ra được một từ. Những em này sẽ phải tiêu tốn phần lớn năng lượng tinh thần để nhận dạng từ và do đó sẽ không tập trung được nhiều vào việc hiểu những gì mình đọc. Kết quả là khi các em đọc xong hết bài đọc của mình rồi, các em không hề nắm được chút gì về bài mình vừa đọc. Những gì các em làm được đơn thuần chỉ là đọc lên một chuỗi các từ mà thôi.
Bạn đang xem: Mẹo nhỏ giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc lưu loát
Giống như học nói, trẻ cũng học đọc thông quá các quá trình quan sát, bắt chước và luyện tập. Ảnh minh họa.
Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp con mình đọc lưu loát?
Chỉ cho bé những chữ cái và từ vựng then chốt
Lần đầu tiên cho con tập đọc, hãy chỉ tay vào một chữ cái của 1 từ vựng đặc biệt nào đó. Nhớ đừng chỉ vào hình. Ví dụ: Chúng ta hãy tìm từ “GẤU” trong trang này. Con có thấy chữ G trong từ GẤU không?
Có hai cách để tạo sự hứng khởi và nhớ lâu cho trẻ. Đó là sử dụng những tấm card nhỏ in hình chữ cái kèm hình ảnh hoặc chỉ cho con những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí… Trẻ em cũng thường nhớ những chữ cái trong tên của mình, cho nên hãy bắt đầu với các chữ cái có trong tên của bé.
Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước
Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Vì vậy hãy để trẻ làm quen với những chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.
Đọc sách cho con nghe hàng ngày
Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc nhưng nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con.
Xem thêm : Tổng hợp 70+ từ vựng tiếng Anh chủ đề sinh nhật giúp giao tiếp trôi chảy
Mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.
– Đọc 1 câu truyện quen thuộc rồi cho bé đọc lớn tiếng một mình.
– Giọng đọc của bạn sẽ giúp bé hiểu được những điều tinh tế
– Đừng để bé đọc hết. Nên chia nhau mỗi người đọc 1 trang để bé có thời gian nghỉ ngơi và nghe bạn đọc.
Khi đọc cho con nghe, bạn cần chú ý tới cách đọc, cách phát âm bởi bé sẽ bắt chước cách đọc của bạn. Rồi cũng sẽ đến lúc bạn có thể cùng đọc với con. Bạn hãy để con đọc theo nhịp độ phù hợp và bạn đọc sau con một nhịp. Lúc đó, bé sẽ là người đọc trước và bạn nhắc lại.
Hãy để con đọc và viết cùng một lúc
– Trước đây, người ta cho rằng bé nên biết đọc trước rồi mới học viết. Nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng: viết cũng là một cách học đọc.
– Khuyến khích con viết ra giấy những đồ vật xung quanh mình hoặc bạn hãy đọc cho bé viết một lá thư cho bà ngoại.
Trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn nếu cùng tập đọc và viết một lúc. Mẹ hãy luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.
Khuyến khích con đọc đi đọc lại và ghi nhớ
Xem thêm : Tiếng Anh Cho Nhân Viên Phục Vụ Cafe (Đầy Đủ)
Khi con bạn bắt đầu quá trình luyện đọc, hãy khuyến khích bé ghi nhớ các cuốn truyện ngắn, các bài thơ và các bài vè. Các bé khi bắt đầu học đọc mà đã thuộc được một truyện hay bài thơ nào đó sẽ hiểu được cảm giác thành công, sẽ cảm thấy mình dường như cũng biết đọc lưu loát rồi và sẽ có động lực để tiếp tục luyện đọc.
Thêm vào đó, khi đọc, bé cũng có thể đọc các từ một cách dễ dàng hơn bởi những gì đang đọc, bé đã quen lắm rồi. Lúc đọc những đoạn mà bé đã ghi nhớ trong đầu, bé sẽ cảm nhận được nhịp điệu của ngôn ngữ và sẽ thấy nó thật thú vị. Những cảm xúc hay nhịp điệu bé cảm nhận được trong khi đọc sẽ khiến ngôn ngữ trở nên sống động hơn đối với bé.
Nhiều trẻ học tốt hơn khi được thao tác bằng tay với các vật, kể cả với những cuốn sách chúng đang đọc. Vì vậy, hãy khuyến khích bé dùng ngón tay để chỉ vào mỗi từ khi bé đọc đến từ đó.
Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù dạy con theo phương pháp nào, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.
Xem thêm:
– Khi nào nên bắt đầu đọc sách cho con?
– Cẩm nang tạo thói quen đọc sách cho con ngay từ nhỏ
Tuấn Minh (t/h)
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Anh