Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra trên khắp thế giới. Giáo dục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng và buộc phải thay đổi đầu tiên. Từ lớp học truyền thống với bảng đen và phấn trắng để tương tác trực tiếp, các thầy cô giáo tiếng Anh chúng ta dần thích nghi và chuyển sang dạy tiếng Anh Online cùng laptop và máy tính bảng.
- Phiên dịch tiếng Anh: Phương pháp học phiên dịch tốt nhất
- Cách nhớ các thì hiện tại trong 13 thì tiếng Anh nhanh chóng, hiệu quả
- Ghé tai cách học thuộc các thì trong tiếng Anh "siêu tốc"
- GIỚI THIỆU TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH DƯỢC THÔNG DỤNG NHẤT
- 50+ từ vựng tiếng Anh về kinh doanh hữu ích cho giới doanh nhân
Trên hành trình trở thành giáo viên tiếng Anh dạy học Online, chắc chắn rằng bạn sẽ không đơn độc – vì tất cả các giáo viên tiếng Anh trên khắp toàn cầu đều đang làm điều tương tự – và sẽ thật khó nếu bạn vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu.
Bạn đang xem: 12 tips cho giờ dạy tiếng Anh Online hiệu quả (Phần 1)
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 12 khía cạnh quan trọng khi dạy học Online. Sau khi đọc xong, bạn có thể thực hiện được ngay các tipsnày cho các lớp học Online. Chúc các bạn thành công!
1. Lựa chọn nền tảng và công cụ giảng dạy phù hợp
Trước khi bắt đầu, một trong những kỹ năng đứng lớp quan trọng mà các thầy cô giáo chúng ta cần nắm đó là tìm hiểu, lựa chọn và thành thạo cách quản lý lớp học qua những nền tảng lớp học Online. Một số giáo viên chọn Google Classroom, đây là ứng dụng quản lý lớp học trực tuyến miễn phí dành cho các trường học. Với Google Classroom, bạn có thể dạy học Online, chia sẻ tài liệu – và đặc biệt phần mềm này cũng tích hợp các nền tảng khác của Google như G Suite for Education, Google Docs, Google Slides,v.v…
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về Flipgrid. Phần mền này miễn phí đăng ký, được thiết kế cho tất cả các cấp học – từ mầm non đến sau đại học. Đặc biệt, Flipgrid còn có thể thuyết trình qua video ngắn.
Ngoài ra, còn có Zoom, một nền tảng dạy học trực tuyến đang phổ biến trong thời gian gần đây. Ứng dụng có đi kèm với bảng tương tác, tối đa đến 100 học viên, chức năng chia sẻ tài liệu, chia phòng để thảo luận nhóm và một số tính năng trò chuyện. Zoom có gói dùng thử miễn phí, các session kéo dài trong vòng 40 phút (sau đó bạn cần phải đăng nhập lại để tiếp tục bài học hoặc nâng cấp lên tài khoản Pro).
Skype là một lựa chọn khác, tuy nhiên, phần mềm này yêu cần tất cả các học viên phải tải chương trình về máy và tạo cho mình tài khoản riêng.
Xem thêm : Siêu hot: Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản dành cho người mới…
Google Hangouts là một công cụ hữu ích nếu bạn đã có tài khoản Google. Ứng dụng cung cấp tính năng chia sẻ màn hình, chia sẻ tài liệu, phụ đề trực tiếp và chat. Cách sử dụng Google Hangouts cũng rất đơn giản, nhưng không được thiết kế đặc biệt cho giảng dạy. Người học có thể đăng nhập vào mà không cần tài khoản Gmail.
Xem thêm >> Làm Thế Nào Để Bài Giảng Thêm Thu Hút Mỗi Khi Đứng Lớp?
2. Trang bị về công nghệ
Là một giáo viên tiếng Anh, bạn cần quản lý lớp học của mình, tạo tài liệu, đứng lớp, tương tác với học viên và chấm bài. Để đạt được hiệu quả, bạn cần đến laptop, máy tính để bàn hoặc máy tính bảng.
Học sinh của bạn cũng sẽ cần đến laptop hay máy tính bàn để tham gia được trọn vẹn các lớp học. Tuy nhiên, điện thoại smartphone hay máy tính bảng kết nối với Internet cũng có thể sử dụng khi không tìm được phương tiện thay thế.
3. Quyền riêng tư và bảo mật trên mạng
Khi dạy học Online, bạn cần quan tâm đến yếu tố riêng tư và bảo mật trên Internet. Thực tế, có rất nhiều trường hợp, người lạ đột nhập vào phá lớp học, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng. Một cách để hạn chế rủi ro này, đó là giáo viên (chủ phòng host) nên áp dụng quyền bảo mật bằng cách phê duyệt người học. Khi truy cập, học sinh phải điền đúng tên, lớp của mình mới được vào.
4. Training
Để việc học diễn ra hiệu quả, giáo viên nên dành một phần của buổi học đầu tiên để hướng dẫn học trò cách sử dụng nền tảng và quy định trong lớp Online. Ngay cả khi phần hướng dẫn này có thể kéo dài hết một nửa thời gian của buổi học thì phần giải thích này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian để giải thích lại từng chi tiết cho học trò. Nhiều nền tảng có sẵn video hướng dẫn về phần mềm, sẽ rất hữu ích để giúp bạn bắt đầu.
5. Không gian và dụng cụ dạy học
Nếu có thể, bạn hãy thiết kế một không gian riêng trong nhà hoặc văn phòng dành cho giảng dạy Online. Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn tất cả các giáo cụ trực quan và tài liệu cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang ở một lớp học thực sự và sẽ giúp bạn tự do hơn và sáng tạo hơn trong lớp học này. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng với các lớp học dành cho kids, khi bạn cần phải có đa dạng các activity classroom với flashcards, con rối và thậm chí cả hóa trang nữa!
Xem thêm : Từ vựng – Ngữ pháp tiếng Anh lớp 3 Unit 4 How old are you?
Các thầy cô giáo cũng nên khuyến khích học viên cùng mình thiết kế một không gian dành riêng cho việc học tập như vậy. Nếu học trò còn quá nhỏ, có thể nhờ ba mẹ giúp đỡ. Điều này sẽ giúp các em có được một tâm thế đúng đắn và tập trung hơn vào việc học.
Ngoài ra, hãy cũng đảm bảo rằng trong tầm của camera không thấy được địa chỉ nhà của bạn, bất kỳ thông tin nhạy cảm nào liên quan đến tài khoản ngân hàng, hoặc bất kỳ thông tin nào về con bạn v.v…. Nếu những thông tin này vô tình (hoặc được chia sẻ lại) trên mạng đây có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống riêng tư của bạn.
Xem thêm >> Làm Gì Khi Học Trò Không Làm Bài Tập?
6. Mục tiêu học tập
Một số học sinh có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với lớp học Online, đặc biệt là khi các em phải tham gia lớp học ngay từ nhà của mình. Hãy giúp các em hòa nhập bằng cách tạo mục tiêu học tập từ đầu khóa học. Thiết lập mục tiêu học tập là một trong những kỹ năng đứng lớp quan trọng mà các thầy cô giáo chúng ta cần phải quan tâm.
Sử dụng phần chat box hoặc bảng tương tác để chia sẻ những nội dung chính bạn sẽ dạy trong suốt thời gian này và mong muốn về phía học sinh. Điều này sẽ giúp học viên tập trung vào việc học và cảm giác như đang tham gia các lớp học thông thường. Khi kết thúc khóa học, bạn và học sinh có thể dành thời gian để nhìn nhận lại những gì đã làm cùng nhau và xem liệu mình có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không.
Bài viết được dịch và biên tập từ https://www.cambridgeenglish.org/
https://www.cambridgeenglish.org/blog/12-tips-for-teaching-an-online-english-class/
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Anh