Thời gian gần đây để bổ sung cho nguồn nhân lực đang thiếu hút ngày càng trầm trọng của mình, Nhật Bản luôn sẵn lòng mở rộng cửa chào đón nguồn lao động y tá, điều dưỡng nước ngoài trong đó có cả Việt Nam. Đây là thông tin tốt cho người lao động Việt Nam, xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng sẽ giúp cho người lao động có nguồn thu nhập ổn định và cả cơ hội nâng cao chuyên môn.
Xem thêm:
Bạn đang xem: Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may
- Môi trường làm việc ở Nhật Bản
- 9 Kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản
1. Đặc điểm, thuận lợi khó khăn khi đi XKLĐ Nhật Bản ngành điều dưỡng
1.1. Đặc điểm ngành điều dưỡng tại Nhật Bản
- Nhu cầu tìm điều dưỡng viên cao: Nhật Bản hiện đang có tốc độ già hóa dân số rất cao, số lượng người già sinh sống trong các viện dưỡng lão, viện chăm sóc cũng ngày một tăng lên. Vì thế nhu cầu tìm kiếm các điều dưỡng cũng tăng cao, thu hút khá nhiều người lao động. Nếu bạn đang có ý định xuất khẩu lao động thì hoàn toàn có thể cân nhắc về ngành điều dưỡng này.
- Lương điều dưỡng cao, chế độ đãi ngộ tại Nhật Bản cũng rất tốt: cũng chính bởi nhu cầu về nguồn nhân lực ngành điều dưỡng cao, nên chính phủ và cả các đơn vị y tế Nhật Bản đều chú trọng đến các chính sách thu hút. Theo đó mức lương điều dưỡng cũng được tăng cao, các chế độ đãi ngộ như nơi ở, nơi sinh hoạt, tiền thưởng… cũng được chú trọng hơn hẳn so với các công việc khác.
- Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn: do công việc chủ yếu là chăm sóc người già, người bệnh… nên có nhiều người lao động nhanh chán việc.
1.2. Thuận lợi khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng
- Mức lương cao: Trung bình mức lương của lao động làm điều dưỡng tại Nhật Bản sẽ nằm trong khoảng 30 – 35 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nếu chăm chỉ người lao động có thể làm thêm, làm ngoài giờ, lúc đấy lương tháng có thể lên đến 40 – 42 triệu đồng.
- Nhiều thời gian làm thêm: ngành điều dưỡng có đặc thù là giống như y dược, ngành điều dưỡng cung có ca trực và thời gian làm việc thì kéo dài liên tục, cả đêm lẫn ngày. Vì thế với những ai muốn tăng thu nhập thì chuyện làm thêm giờ đều dễ dàng, sẵn việc.
- Tiếp xúc với người Nhật, môi trường tốt để học tiếng Nhật: Mặc dù trước khi xuất khẩu lao động thì bạn đã phải học và thi được chứng chỉ tiếng Nhật rồi. Tuy nhiên trong quá trình làm việc thì khả năng tiếng Nhật của bạn chắc chắn sẽ tăng cao mở mang vốn tiếng. Chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khi trở lại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc liên quan đến tiếng Nhật.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc: điều này giúp ích cho sự nghiệp của bạn, khi trở về nước bạn sẽ có chuyên môn cao hơn dễ dàng tìm được các công việc tốt hơn.
1.3 Khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng
- Khó khăn trong công việc: người Nhật nổi tiếng trên toàn thế giới là vô cùng kỷ luật, đề cao trách nhiệm cá nhân. Vì thế dù làm bất cứ công việc nào, cả công việc điều dưỡng thì áp lực trong công việc cũng rất cao. Có rất nhiều quy định mà bạn cần chú ý đến như bạn tuyệt đối không được muộn giờ, không làm việc riêng trong giờ, hạn chế nói chuyện, tám chuyện… mà cần phải chú tâm vào công việc. Đối với người lao động khi mới sang và tiếp xúc có thể sẽ cảm thấy gò bó, áp lực, tuy nhiên sau khi thích nghi được thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn
- Thời gian xuất cảnh lâu: do công việc điều dưỡng đòi hỏi kinh nghiệm tính đặc thù cao, nên quá trình tuyển chọn, phỏng vấn, đào tạo nhân sự thường khá dài và khắt khe. Vì thế sẽ dẫn đến tình trạng thời gian xuất cảnh bị kéo dài hơn so với các công việc khác.
- Khó khăn tiếp xúc với bệnh nhân: Đặc thù của công việc điều dưỡng là cần chăm sóc, chú ý đến bệnh nhân, vì thế thời gian đầu khi tiếng Nhật còn chưa thông thạo, công việc còn nhiều bỡ ngỡ thì người lao động sẽ gặp tình trạng khó khăn trong công việc. Tuy nhiên chỉ cần chăm chỉ học tập, trau dồi những khó khăn này sẽ ít đi nhiều.
2. Chi phí đi xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng
Chi phí xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng sẽ tùy thuộc vào từng công việc cụ thể cũng như doanh nghiệp mà bạn lựa chọn mà sẽ có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên mức chi phí trung bình sẽ là 120 – 150 triệu đồng. Trong đó mức chi phí này bao gồm các khoản sau:
- Chi phí quản lý: là khoản phí mà bạn cần trả cho công ty xuất khẩu lao động đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động cho bạn. Mức phí này có quy định cụ thể rõ ràng trong luật.
- Chi phí làm hồ sơ, chi phí dịch thuật hồ sơ…
- Chi phí làm visa
- Chi phí khám sức khỏe
- Tiền vé máy bay
- Chi phí học tiếng Nhật…
3. Mức lương điều dưỡng tại Nhật Bản
3.1. Mức lương thực tế
Xem thêm : Nên đi du học hay XKLĐ Nhật sẽ tốt hơn
Hiện nay thu nhập của điều dưỡng viên làm việc tại Nhật Bản dao động từ 150.000 – 170.000 yên/tháng (là khoảng 32- 36 triệu vnđ/tháng). Ngoài lương cơ bản trên, người lao động sẽ nhận được thêm các khoản phụ cấp, khoản thưởng và lương ngoài giờ nữa.
Đặc biệt nếu người lao động có thể thi là lấy được Chứng chỉ nghề cấp Quốc gia của Nhật bản thì mức lương của điều dưỡng viên sẽ tăng lên đáng kể, có thể lên đến 45 – 50 triệu đ/tháng.
Có thể nói so với mức lương xuất khẩu lao động của các ngành như chế biến, nông nghiệp… thì mức lương của nghề điều dưỡng cao hơn khá nhiều.
3.2. Mức lương thực lĩnh
Xem thêm : XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN CÓ TỐT KHÔNG?
Lương thực lĩnh là số tiền mà người lao động nhận được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như thuế, bảo hiểm, phí sinh hoạt, tiền ăn uống…
Các vấn đề về thuế, bảo hiểm, phí nội trú… đều đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng, vì thế nếu muốn tiết kiệm thì người lao động nên chủ động điều chỉnh chi phí sinh hoạt, ăn uống. Sau khi đã trừ hết tất cả các khoản chi phí cần đóng và cần sử dụng thì mức chi phí còn lại của người lao động sẽ trong khoảng 27 – 30 triệu.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương
- Khu vực làm việc: Tại Nhật Bản mức lương cơ bản có sự thay đổi khác nhau giữa các tỉnh, vì thế tùy thuộc vào địa chỉ làm việc mà mức lương của người lao động sẽ khác nhau. Ví dụ nếu bạn làm điều dưỡng tại các bệnh viện, trung tâm sức khỏe tại các tỉnh thành lớn như Tokyo, Osaka, Hokkaido… thì mức lương sẽ cao hơn so với các tỉnh Niigata, Toyama…
- Vị trí công việc: tất nhiên mỗi công việc cụ thể khác nhau thì mức lương cũng sẽ có sự khác biệt, như công việc chăm sóc người già, chăm sóc người bệnh liệt giường… cũng sẽ có sự khác nhau về lương.
- Mức lương của mỗi doanh nghiệp là khác nhau: Tùy thuộc vào viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ có khung lương trả cho người lao động khác nhau.
- Trình độ chuyên môn làm việc: Với những điều dưỡng viên thông thường thì mức lương sẽ khoảng 32 – 36 triệu đồng/tháng. Nhưng với những ai có Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng quốc gia Nhật Bản thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều, lên đến 40 – 50 triệu vnđ/tháng.
4. Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng
- Độ tuổi: nam/nữ từ 18 – 35 tuổi
- Bằng cấp: tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng/đại học điều dưỡng hoặc điều dưỡng đa khoa.
- Sức khỏe: đáp ứng được điều kiện không mắc bệnh thuộc 13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động
- Người lao động không có tiền án, tiền sự
- Trình độ tiếng Nhật: đạt cấp độ N4 trở lên
- Kinh nghiệm: Có tối thiểu hai năm làm việc về lĩnh vực điều dưỡng
- Ưu tiên người lao động có chứng chỉ hành nghề khám và chữa bệnh theo Luật khám & chữa bệnh ở Việt Nam.
Có thể nói xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động, đặc biệt là với những ai đã có kinh nghiệm trong ngành. Chúc bạn sớm thành công!
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Xuất khẩu lao động