Công ty Cổ phần Traenco có địa chỉ trụ sở tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023 chi phí, điều kiện và mức lương mới nhất
- XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN CÓ TỐT KHÔNG?
- Tuyển cộng tác viên làm tuyển dụng xklđ Nhật Bản, Đài Loan. Thu nhập cực cao.
- Top 11 công ty xuất khẩu lao động sang Nhật uy tín nhất Việt Nam
- 1. Các điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản
Tháng 4/2019, Chi nhánh Công ty Cổ phần Traenco – Trung tâm XKLĐ tại Hà Nội ký kết hợp đồng lao động với Võ Thị Phương Anh (SN 1988, trú tại phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) và bổ nhiệm Phương Anh giữ chức vụ Phó Trưởng phòng tư vấn số 6, địa chỉ tại số 244, đường Vũ Quang, phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh. Sau đó Phương Anh mở văn phòng tại số 242, đường Vũ Quang, phường Thạch Linh và lấy danh nghĩa Giám đốc chi nhánh Hà Tĩnh để tuyển dụng người lao động đi xuất khẩu lao động. Đồng thời, Phương Anh cũng thuê một số nhân viên để tìm kiếm, tuyển dụng người lao động.
Bạn đang xem: Lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân
Đầu tháng 6/2020, thời điểm này Công ty Cổ phần Traenco không tuyển dụng người đi xuất khẩu lao động theo diện E7 tại Hàn Quốc (lao động tay nghề cao), tuy nhiên Phương Anh lại giới thiệu và thông báo Công ty đang tuyển dụng gói lao động E7 tại Hàn Quốc, làm việc cơ khí trên tàu, lương khoảng 40-50 triệu đồng/tháng.
Thời điểm này anh Phan Xuân Diện và anh Phan Ngọc Thiêm (đều trú tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân), anh Trần Viết Quốc và Lê Vạn Trường (đều trú tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc) có quen biết với Võ Thị Phương Anh và có nhu cầu xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc nên đã liên hệ với Phương Anh để nghe tư vấn làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Phương Anh trực tiếp đến nhà của các lao động để tư vấn về gói lao động E7-Hàn Quốc.
Phương Anh giới thiệu thông qua công ty Cổ phần Traenco để làm thủ tục cho người lao động xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo diện visa E7-lao động cơ khí trên tàu, lương từ 40-50 triệu đồng/tháng, chi phí từ 13.000 đến 15.000 (tùy lao động) phải nộp trước một khoản tiền cọc và khi nào có visa thì nộp đủ tiền để đi xuất cảnh.
Tin tưởng Phương Anh có thể làm thủ tục xuất khẩu lao động nên những người lao động trên đã nộp hồ sơ, tiền cho Phương Anh. Trong đó, anh Phan Xuân Diện, anh Phạm Ngọc Thiêm, anh Trần Viết Quốc, anh Lê Vạn Trường đã nộp cho Phương Anh với tổng số tiền 568 triệu đồng. Số tiền này đã được Phương Anh tiêu dùng vào mục đích cá nhân.
Xem thêm : Xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chưa dừn lại ở đó, Phương Anh tiếp tục nói dối anh Phan Xuân Diện, Phạm Ngọc Thiêm, Trần Viết Quốc, và Lê Vạn Trường là cả 4 lao động đã được đồng ý cấp visa cho người lao động nên cần phải nộp đủ tiền gấp để lấy visa.
Tin tưởng, tháng 8, anh Phan Xuân Diện, anh Phạm Ngọc Thiêm, anh Trần Viết Quốc, anh Lê Vạn Trường đã nộp thêm cho Phương Anh với số tiền 727.200.000 đồng. Như vậy tổng số tiền Phương Anh đã thu của 4 lao động trên là 1.295.200.000 đồng. Toàn bộ số tiền này được Phương Anh đã sử dụng để trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Tại Cơ quan điều tra, Võ Thị Phương Anh đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Với hành vi chiếm đoạt tài sản của Võ Thị phương Anh đã cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4, Điều 174 Bộ luật hình sự. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Võ Thị phương Anh.
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Xuất khẩu lao động