Du học DayStar

DayStar Group

  • Home
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Nhật
  • Du học Nhật Bản
  • Xuất khẩu lao động
  • Giáo Dục
  • Tin tức
    • Công Nghệ
    • Bất động sản
    • Phong Thuỷ
    • Ẩm thực
You are here: Home / Giáo Dục / Tiếng Anh / Mách Bạn Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Mách Bạn Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

02/12/2023 02/12/2023 Nguyễn Phi Nhật Dương

Giai đoạn khởi đầu cho bất kỳ điều gì đều là một giai đoạn khó khăn. Chúng ta bị choáng ngợp bởi quá nhiều điều cần phải làm, cần phải học và cảm thấy hoang mang không biết bắt đầu từ đâu. Với tiếng Anh cũng vậy, hành trình học tiếng Anh là một con đường không hề trải đầy hoa hồng, và bước đầu tiên khi bắt đầu luôn khiến chúng ta cảm thấy mông lung. Nếu bạn đang muốn bắt đầu học tiếng Anh, thì bài viết này chính là dành cho bạn. Mình sẽ giới thiệu cho bạn điều đầu tiên mà bạn cần làm khi học tiếng Anh là gì, và mình cũng xin trả lời ngay đó chính là Bảng chữ cái Tiếng Anh. Nhưng tại sao lại như vậy và chúng ta sẽ học bảng chữ cái tiếng Anh như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Có thể bạn quan tâm
  • 85 Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người có phiên âm đầy đủ nhất
  • 50 câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho người mất gốc
  • Review sách 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm
  • 80 cấu trúc tiếng Anh cơ bản thông dụng người học phải biết [Kèm ví dụ dễ nhớ]

Tại sao cần học bảng chữ cái tiếng Anh?

Làm quen với bảng chữ cái chính là bước đầu tiên để bạn bước vào một thế giới ngôn ngữ mới. Bởi lẽ các chữ cái sẽ tạo nên từ ngữ, nền tảng của một ngôn ngữ. Biết các chữ cái tiếng Anh bạn có thể bắt đầu học đánh vần tiếng Anh.

Bạn đang xem: Mách Bạn Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Thật may mắn khi 24 chữ cái tiếng Anh có khá nhiều sự tương đồng với bảng chữ cái tiếng Việt do cùng nguồn gốc chữ Latin, do đó bạn hoàn toàn có thể mường tượng ra cách viết tiếng Anh kể cả khi bạn chưa hề học tiếng Anh. Nhưng hãy thử tưởng tượng một ngôn ngữ không sử dụng hệ thống chữ Latin, như tiếng Hàn hay tiếng Nhật, bạn sẽ không thể nhận biết được nếu chưa từng nhìn thấy bảng chữ cái của hai ngôn ngữ đó.

Bảng chữ cái tiếng Anh

Thế nhưng với mỗi quốc gia sử dụng hệ thống chữ Latin, mỗi chữ trong bảng chữ cái lại có một cách đọc khác nhau (tên phiên âm khác nhau). Tức là chúng ta không gọi chữ “A” trong tiếng Anh giống như chữ “A” trong tiếng Việt được. Bạn đừng vội hoang mang nhé, hãy chinh phục phiên âm quốc tế của bảng chữ cái tiếng Anh cùng mình ở phần tiếp theo.

Cách học bảng chữ cái tiếng Anh

Trước hết chúng ta cần làm rõ hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt khi học bảng chữ cái tiếng Anh, đó là tên chữ cái (Letter’s name) và âm thanh của chữ cái (Letter’s sound).

Tên chữ cái (Letter’s name) là cách chúng ta gọi chữ cái đó khi chúng đứng riêng biệt.

Ví dụ: trong tiếng Việt chữ “A” chúng ta gọi là “a” nhưng trong tiếng Anh, chữ “A” không còn được gọi là /a/ nữa mà là /eɪ/. Tên của các chữ cái giúp chúng ta xác định và nhớ được các chữ cái đó một cách dễ dàng. Thêm vào đó, tên chữ cái cũng giúp chúng ta liên hệ các chữ cái này với âm thanh của chúng (chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm rõ thêm ở phần tiếp theo).

Âm thanh của chữ cái (Letter’s sound) lại là một phạm trù hoàn toàn khác. Đó là âm thanh mà chữ cái đó tạo nên trong một từ khi phát âm từ đó. Nói cách khác, sự kết hợp âm thanh của các chữ cái tạo nên từ sẽ làm nên cách đọc của từ vựng tiếng Anh đó

Ví dụ: “hat” (cái mũ) sẽ được phát âm là /hæt/ chứ không đơn thuần là sự kết hợp của tên các chữ cái /eɪʧ-eɪ-ti:/

Trong tiếng Việt chúng ta cũng có sự phân biệt về tên chữ cái và âm thanh của chữ cái đối với các phụ âm. Ví dụ chữ “B” có tên gọi là “bê” nhưng khi phát âm chúng ta lại đọc là “bờ”, như trong từ “Bát”, phát âm sẽ là “bờ-at-bat-sắc-bát”.

1 Học tên gọi các chữ trong bảng chữ cái

Xem video hướng dẫn

Trước hết mời bạn xem một video hướng dẫn học tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh:

Hãy nghe, quan sát khẩu hình và bắt chước cách cô giáo đọc các chữ cái để học được cách phát âm tên các chữ cái nhé.

Bạn có thể click vào đường link ở góc dưới bên phải video, mở video trên eJOY để có thể luyện tập đọc bảng chữ cái và được chấm điểm với eJOY nhé.

Giờ đã đến lúc chúng ta chủ động đọc tên các chữ cái đó từ trí nhớ của mình thông qua bảng chữ cái có phiên âm bên cạnh.

Học bảng chữ cái với phiên âm

Không biết bạn đã từng nghe nói về Bảng phiên âm quốc tế IPA chưa? Nếu chưa thì hãy đọc bài viết về Bảng phiên âm quốc tế IPA của chúng mình nhé.

Nôm na là mỗi chữ cái sẽ đi cùng một phiên âm. Cách đọc phiên âm tiếng Anh này chính là tên của chữ cái đó. In bảng 26 chữ cái có phiên âm sẽ giúp bạn luyện tập cách phát âm mọi lúc, mọi nơi. Lưu ý các âm dễ nhầm lẫn như G /ʤiː/, J /ʤeɪ/ và K /keɪ/. Ngoài ra, sự tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt có thể sẽ khiến cho những bạn mới bắt đầu nhầm lẫn và khó nhớ do đã quen cách phát âm theo tiếng việt. Ví dụ như chúng ta hay đọc J là /gii/ trong khi cách phát âm của chữ này là /dʒeɪ/, hoặc phát âm W là “Vê kép” thay vì /ˈdʌbəljuː/ vậy. Nên bạn nhớ cẩn thận nhé.

Bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm quốc tế

Khi bạn đã có thể chủ động đọc được các chữ cái sao không thử “hát theo” những bài hát alphabet vui nhộn.

Học bảng chữ cái thông qua bài hát

Đây chính là một cách siêu thú vị để bạn ghi nhớ các chữ cái và cách phát âm của chúng. Giai điệu của bài hát sẽ khiến bạn ghi nhớ nhanh hơn. Hơn nữa, khi bắt đầu thì ghi nhớ một bài hát sẽ dễ dàng hơn rất nhiều việc “đọc lên một chuỗi ký tự mà chúng ta chưa quen”.

Giờ bạn cần luyện tập để có thể đọc được các chữ cái ngẫu nhiên bằng cách tập đánh vần các từ vựng tiếng Anh nhé.

Tập đánh vần tiếng Anh

Bạn hãy đánh vần tất cả mọi thứ xung quanh bạn bằng bảng chữ cái tiếng Anh, tên của bạn, đồ vật xung quanh bạn, biển báo trên đường,… Cùng xem video để biết cách đánh vần tiếng Anh nhé:

Việc luyện tập đánh vần sẽ giúp bạn thành thạo tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và tạo tiền đề để bạn học và nhớ được cách viết chính xác của các từ vựng. Giờ thì bạn đã sẵn sàng học âm thanh của chữ cái rồi đấy!

2 Học âm thanh các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh

Biết tên gọi của 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh mới chỉ là bước đầu tiên để tiếp cận với thứ ngôn ngữ mới mẻ này. Bởi lẽ, bạn sẽ cần học từ vựng để làm chủ một ngôn ngữ. Các từ vựng được tạo thành bởi sự kết hợp của các chữ cái. Cách đọc các từ vựng đó lại được quyết định bởi âm thanh do các chữ cái tạo nên. Hãy xem video vui nhộn sau để thấy âm thanh do các chữ cái tạo nên khác với tên gọi của các chữ cái như thế nào nhé:

Xem thêm : TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU – BÀI 2: MEETING – GẶP GỠ

Điều đáng nói là một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh lại có thể tạo ra những âm thanh khác nhau tùy theo vị trí và sự kết hợp của chữ cái này với những chữ cái khác trong từ vựng. Bởi thế để biết cách đọc tiếng Anh bạn sẽ cần biết âm thanh của các chữ cái khi kết hợp với nhau.

A

Chữ cái “A-a” có thể có tạo nên những âm thanh khác nhau:

  • /æ/ như trong từ lamp /læmp/ (cái đèn), lamb /læm/ (con cừu con), hand /hænd/ (bàn tay), shall /ʃæl/ (sẽ)
  • /ɑ/ như trong các từ far /fɑr/ (xa), arm /arm/ (cánh tay), father /ˈfɑðər/ (bố)
  • /ɔ/ như trong các từ fall /fɔl/ (ngã, mùa thu), call /cɔl/ (gọi, cuộc gọi), mall /mɔl/ (trung tâm thương mại), talk / tɔk/ (trò chuyện)
  • /eɪ/ như trong các từ shape /ʃeɪp/ (hình dạng), cake /keɪk/ (bánh), take /teɪk/ (cầm, lấy), cage /keɪʤ/ (chuồng)
  • /ə/ như trong các từ above /əˈbʌv/ (ở trên), asleep /əˈslip/ (buồn ngủ), alarm /əˈlɑrm/ (báo thức)
  • /ɪ/ như trong các từ package /ˈpækɪʤ/ (gói, bọc), luggage /ˈlʌgɪʤ/ (hành lý), primate /ˈpraɪmɪt/ (linh trưởng)

Cùng xem video sau để biết những cách phát âm khác nhau của chữ “A” nhé:

B

  • Chữ cái “B-b” có thể tạo nên âm /b/ trong các từ như boy /bɔɪ/ (cậu bé), ball /bɔl/ (quả bóng)

Hãy xem trong video để rõ hơn cách đọc chữ cái B hữu thanh:

  • Hoặc chữ cái B có thể là vô thanh (không tạo ra âm thanh) khi đứng tận cùng trong các từ như dumb /dʌm/ (ngốc nghếch), hay comb /koʊm/ (cái lược) như trong video dưới:

C

  • Chữ cái “C-c”” có thể được phát âm như /k/ (âm cứng) khi đứng trước các chữ cái a, o, u, l, r, t hoặc đứng ở tận cùng của từ trong các từ cake /keɪk/ (bánh ngọt), cat /kæt/ (con mèo), cook /kʊk/ (nấu nướng) hoặc
  • Phát âm như /s/ (âm mềm) khi đứng trước các chữ cái i, e, y như trong các từ circle /ˈsɜːkl/ (vòng tròn), cancer /ˈkænsə/ (ung thư), cycle /ˈsaɪkl/ (xoay vòng).

Cùng xem video để phân biệt sự khác nhau giữa 2 âm thanh của chữ cái “C” nào:

D

Chữ cái “D-d” sẽ tạo ra âm thanh là /d/ trong phần lớn các trường hợp như trong dog /dɒg/ (con chó), desk /dɛsk/ (cái bàn), president /ˈprɛzɪdənt/ (tổng thống), read /riːd/ (đọc). Xem video và đọc theo các từ vựng có chứa chữ cái “D” nhé:

E

Chữ cái “E-e” có thể tạo ra các âm khác nhau như:

  • /i:/ như trong các từ tea /ti:/ (trà), heat /hi:t/ (sức nóng), deep /di:p/ (sâu), sleep /sli:p/ (ngủ)
  • /ɛ/ trong các từ help /hɛlp/ (giúp đỡ), bed /bɛd/ (cái giường), test /tɛst/ (kiểm tra)
  • /ə/ trong các từ after /ˈɑːftə/, fisherman /ˈfɪʃərˌmæn / (người đánh cá), interesting /ˈɪntrəstɪŋ/ (thú vị)

F

Chữ cái “F-f” sẽ tạo ra âm thanh /f/ trong phần lớn sự kết hợp tạo từ vựng.

Ví dụ fish /fɪʃ/ (cá), friends /frɛndz/ (những người bạn), feet /fi:t/ (những bàn chân), flip /flɪp/ (lật ngược)

G

Giống với chữ cái “C”, chữ cái “G” cũng có 2 âm thanh mềm và cứng khác nhau:

  • /g/ (âm cứng) khi đứng trước các chữ các khác e, i, y và khi đứng ở cuối các từ trong các từ như go /goʊ/ (đi), grab /græb/ (nắm, chộp lấy), gum /gʌm/ (kẹo cao su), pig /pɪg/ (con lợn), jug /ʤʌg/ (lọ, hũ)
  • /ʤ/ (giống như “j”) (âm mềm) khi đứng trước các chữ cái e, i, y như trong các từ generation /ʤɛnəˈreɪʃən/ (thế hệ), gym /ʤɪm/ (tập thể hình), engine /ˈɛnʤən/ (động cơ), origin /ˈɔrəʤən/ (nguyên bản), magic /ˈmæʤɪk/ (phép màu)

H

Chữ cái “H-h” có thể được phát âm vô thanh hoặc hữu thanh

  • /h/ (âm hữu thanh) như trong các từ him /hɪm/ (anh ta), horse /hɔrs/ (con ngựa), heartlessness /ˈhɑrtləsnəs/ (sự vô tâm)
  • âm vô thanh như trong các từ hour /ˈaʊər/ (giờ), honest /ˈɑnəst/ (thành thật), honor /ˈɑnər/ (vinh dự)
  • Khi đi cùng các chữ cái khác như t, s, c và tạo thành th, sh, ch thì cách đọc của “h” sẽ phụ thuộc vào âm của chữ cái đứng trước nó.
Xem thêm:

Những điều cần biết về hệ thống âm trong tiếng Anh

Bạn biết gì về IPA trong tiếng Anh

I

Chữ “I-i” có thể tạo ra những âm thanh khác nhau:

  • /ɪ/ như trong các từ this /ðɪs/ (này), big /bɪg/ (to lớn), give /gɪv/ (đưa), ability /əˈbɪləti/ (khả năng)
  • /i:/ như trong các từ ski /ski:/ (trượt tuyết), chic /ʃi:k/ (sang trọng), police /pəˈli:s/ (cảnh sát), machine /məˈʃi:n/ (máy móc)
  • /aɪ/ như trong các từ bike /baɪk/ (xe đạp), ice /aɪs/ (nước đá), mice /maɪs/ (con chuột), polite /pəˈlaɪt/ (lịch sự), right /raɪt/ (phải), kind /kaɪnd/ (tốt)
  • /ə/ (âm schwa – âm lướt) khi không đứng ở trọng âm như trong các từ chemical /ˈkɛməkəl/ (hóa chất, thuộc về hóa học), pencil /ˈpɛnsəl/ (bút chì), practice /ˈpræktəs/, ability /əˈbɪləti/

J

Chữ “J-j” được đọc là /ʤ/ trong hầu hết các trường hợp.

Ví dụ: just /ʤʌst/ (chỉ), journal /ˈʤɜrnəl/, jar /ʤɑr/ (lọ, hũ), junior /ˈʤunjər/ (đàn em)

K

Chữ cái “K-k” được đọc là /k/

Ví dụ: key /ki:/ (chìa khóa), kiss /kɪs/ (hôn), skim /skɪm/ (lướt qua), skull /skʌl/ (đầu lâu), bike /baɪk/ (xe đạp), peak /pik/ (đỉnh)

L

Chữ cái “L-l” được đọc là /l/ trong hầu hết các trường hợp

Ví dụ: long /lɔŋ/ (dài), blast /blæst/ (luồng gió), multiple /ˈmʌltəpəl/ (nhiều), culture /ˈkʌlʧər/ (văn hóa), collection /kəˈlɛkʃən/ (bộ sưu tập)

M

Chữ cái “M-m” được đọc là /m/

Ví dụ: man /mæn/ (đàn ông), woman /ˈwʊmən/ (đàn bà), autumn /ˈɔtəm/ (mùa thu), calm /kɑm/ (bình tĩnh)

N

  • Chữ cái “N-n” được đọc là /n/ trong hầu hết các trường hợp

Xem thêm : Cách miêu tả ngôi nhà bằng tiếng Anh

Ví dụ: snow /snəʊ/ (tuyết), nose /nəʊz/ (mũi), innovation /ˌɪnəʊˈveɪʃən/ (sự đổi mới), can /kæn/ (có thể)

  • Khi kết hợp n và g sẽ đọc là /ŋ/ như trong sing /sɪŋ/ (hát), long /lɒŋ/ (dài)

O

Chữ cái “O-o” sẽ tạo ra những âm khác nhau:

  • /oʊ/ như trong các từ oval /ˈoʊvəl / (hình bầu dục), hotel /hoʊˈtɛl/ (khách sạn), hole /hoʊl / (lỗ hổng), ago /əˈgoʊ/ (trước đây), no /noʊ/ (không), gecko /ˈgɛkoʊ/ (con thằn lằn), impose /ɪmˈpoʊz / (áp đặt), soap /soʊp / (xà phòng), toast /toʊst/ (bánh mỳ nướng), row /roʊ/ (hàng ngang), though /ðoʊ/ (mặc dù)
  • /ɑ/ như trong các từ hollow /ˈhɑloʊ/, follow /ˈfɑloʊ/, not /nɑt/ (không), hot /hɑt/ (nóng)
  • /a/ như trong now /naʊ/ (bây giờ), cloud /klaʊd/ (đám mây), clown /klaʊn/ (anh hề)
  • /u:/ như trong balloon /bəˈlu:n/ (bóng bay), tool /tu:l/ (dụng cụ), cool /ku:l/ (mát mẻ), moon /mu:n/ (mặt trăng)
  • /ʊ/ như trong could /kʊd/ (có thể), should /ʃʊd/ (nên)
  • /ʌ/ như trong son /sʌn/ (con trai), month /mʌnθ/ (tháng), Monday /ˈmʌndi/ (thứ Hai)
  • /ɔ/ như trong dog /dɔg/ (con chó), log /lɔg/ (khúc gỗ), organize /ˈɔrgəˌnaɪz/ (tổ chức)
  • /ə/ (âm schwa- âm lướt) khi không đứng ở trọng âm như trong các từ record /ˈrɛkərd/ (thu âm), recognize /ˈrɛkəgˌnaɪz/ (nhận ra)

Cùng xem video và nghe thử chữ cái “O” khi xuất hiện trong những từ khác nhau thì nghe khác nhau như thế nào nhé:

P

  • Trong hầu hết trường hợp chữ cái “P-p” sẽ tạo ra âm /p/. Ví dụ pop /pɑp/ (nhạc pop), sleep /slip/ (ngủ), popular /ˈpɑpjələr/ (phổ biến)
  • Khi p đi với h thì sẽ tạo ra âm /f/. Ví dụ phoenix /ˈfinɪks/ (phượng hoàng), physical /ˈfɪzɪkəl/ (thuộc về vật lý), sophisticate /səˈfɪstəˌkeɪt/ (phức tạp)
  • Đôi khi p lại là âm câm như trong psychiatric /ˌsaɪkiˈætrɪk/ (tâm thần)

Q

Trong hầu hết các trường hợp chữ cái “Q-q” sẽ tạo ra âm /k/.

Ví dụ: queen /kwin/ (nữ hoàng), quick /kwɪk/ (nhanh), quiet /ˈkwaɪət/ (im lặng), conquer /ˈkɑŋkər/ (chinh phục), consequence /ˈkɑnsəkwəns/ (hậu quả)

R

Chữ cái “R-r” sẽ tạo ra âm /r/

Ví dụ: rose /roʊz/ (hoa hồng), rest /rɛst/ (nghỉ ngơi), irrelevant /ɪˈrɛləvənt/ (không liên quan), roar /rɔr/ (gầm), record /ˈrɛkərd/ (thu âm), chord /kɔrd/ (bản nhạc)

S

  • Chữ cái “S-s” sẽ tạo ra âm /s/ khi đứng một mình như trong các từ sea /si/ (biển cả), sailor /ˈseɪlər/ (thủy thủ), cats /kæts/ (những con mèo)
  • Khi tận cùng của một từ đôi khi sẽ tạo ra âm /z/ như trong those /ðoʊz/ (những cái kia), horses /ˈhɔrsəz/ (những con ngựa), toes /toʊz/ (những ngón chân)
  • Khi s đi cùng với h sẽ tạo ra âm /ʃ/ như trong các từ shoes /ʃuz/ (đôi giày), ship /ʃɪp/ (tàu biển), shell /ʃɛl/ (vỏ sò)

T

  • Đa số các trường hợp chữ cái “T-t” sẽ tạo ra âm /t/ như trong tea /ti:/ (trà), hot /hɑt/ (nóng), transportation
  • Khi t kết hợp với h sẽ tạo ra âm /θ/ như trong theory /ˈθɪri/ (lý thuyết), thanks /θæŋks/ (cảm ơn)
  • Đôi khi t có thể tạo ra âm /ʃ/ như trong transportation /ˌtrænspərˈteɪʃən/ (phương tiện giao thông), nation /ˈneɪʃən/ (quốc gia)

U

Chữ cái “U-u” có thể tạo nên những âm thanh khác nhau như:

  • /ə/ trong autumn /ˈɔtəm/ (mùa thu), circumstance /ˈsɜrkəmˌstæns/ (tình huống),
  • /ʌ/ trong up /ʌp/ (lên), cut /kʌt/ (cắt), crumble /ˈkrʌmbəl/ (vụn)
  • /ju/ trong union /ˈjunjən/ (hợp nhất), usually /ˈjuʒəwəli/ (thường xuyên), fuel /fjuəl/ (nhiên liệu), neutral /ˈnjuːtrəl/ (trung tính)
  • /ɛ/ trong bury /ˈbɛri/ (chôn), urgent /ˈɜrʤənt/ (khẩn cấp), hurricane /ˈhɜrəˌkeɪn/ (cơn bão)
  • /ʊ/ trong sugar /ˈʃʊgər/ (đường), mouth /maʊθ/ (miệng)
  • /u:/ trong flute /flu:t/ (sáo)
  • /w/ trong suite /swit/ (đồ bộ)
  • /ɪ/ trong minute /ˈmɪnɪt/ (phút)

Cùng xem video hướng dẫn sau nhé:

V

Trong đa số trường hợp chữ cái “V-v” sẽ được đọc là /v/

Ví dụ: van /væn/ (xe tải), wave /weɪv/ (cơn sóng), tavern /ˈtævən/ (quán rượu), heaven /ˈhɛvn/ (thiên đường), victory /ˈvɪktəri/ (chiến thắng), river /ˈrɪvə/ (dòng sông)

W

  • Trong đa số trường hợp chữ cái “W-w” sẽ tạo ra âm /w/ như trong why /waɪ/ (tại sao), worry /ˈwʌri/ (lo lắng), want /wɒnt/ (muốn), reward /rɪˈwɔːd/ (phần thưởng)
  • Đôi khi sẽ được đọc thành /ʊ/ như trong window /ˈwɪndəʊ/ (cửa sổ), hollow /ˈhɒləʊ/ (trống rỗng), Halloween /ˌhæləʊˈiːn/ (Ngày Halloween), now /naʊ/ (bây giờ)
  • Hoặc đọc thành /u:/ như trong new /njuː/ (mới), nephew /ˈnɛvjuː/ (cháu trai), crew /kruː/ (đoàn)

Cùng xem video để nghe âm thanh của chữ cái “W” nào:

X

Chữ cái “X-x” cũng có thể được đọc thành nhiều âm khác nhau:

  • Đa số trường hợp “x” sẽ phát âm thành /ks/ như trong box /bɒks/ (cái hộp), flexible /ˈflɛksəbəl/ (mềm dẻo), explain /ɪkˈspleɪn/ (giải thích)
  • /gz/ như trong exam /ɪgˈzæm/ (kỳ thi)
  • /z/ như trong xylophone /ˈzaɪləˌfoʊn/ (mộc cầm)
  • /g/ theo sau âm /ʒ/ trong luxurious /ləgʒˈəriəs/
  • /k/ theo sau âm /ʃ/ trong complexion /kəmˈpɛkʃən/ (phức hợp)
  • /ɛ/ theo sau âm /ks/ trong x-ray /ˈɛksˌreɪ/ (tia x)

Cùng nghe chữ cái “X” sẽ có âm thanh như thế nào nhé:

Y

Chữ cái “Y-y” có thể tạo ra nhiều âm thanh khác nhau:

Khi “y” đóng vai trò là một phụ âm sẽ tạo ra âm /j/ như trong year /jɪr/ (năm), yogurt /ˈjoʊgərt/ (sữa chua)

Khi “y” là nguyên âm lại tạo thành những âm khác:

  • /ɪ/ như trong gym /ʤɪm/ (phòng tập thể hình), myth /mɪθ/ (huyền thoại)
  • /aɪ/ như trong dry /draɪ/ (khô), flying /ˈflaɪɪŋ/ (bay), cycle /ˈsaɪkəl/ (chu kỳ)
  • /i/ như trong party /ˈpɑrti/ (tiệc), happy /ˈhæpi/ (hạnh phúc)
  • Khi y đi cùng với a như trong say /seɪ/, play /pleɪ/ thì sẽ tạo thành nguyên âm đôi /eɪ/
  • Khi y đi cùng với o như trong toy /tɔɪ/, hay boy /bɔɪ/thì sẽ tạo thành nguyên âm đôi /ɔɪ/

Z

Chữ cái “Z-z” sẽ được đọc là /z/ trong đa số các trường hợp

Ví dụ zoo /zu:/ (vườn thú), zebra /ˈzibrə/ (ngựa vằn), puzzle /ˈpʌzəl/ (câu đố), quiz /kwɪz/ (đố, trắc nghiệm)

Đến bước này thì hẳn các bạn đã có cái nhìn toàn diện về bảng chữ cái tiếng Anh rồi đó. Như bạn đã thấy, có nhiều trường hợp âm thanh do các chữ cái tạo ra không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Do vậy, nhớ tra từ điển khi thấy một từ mới mà bạn chưa biết hoặc chưa chắc về cách đọc nhé. Một công cụ mà mình thường hay sử dụng là eJOY eXtension, ứng dụng do đội ngũ eJOY phát triển. Với eJOY cài đặt cho Chrome mình luôn có thể tra được cách đọc và phiên âm của một từ vựng mới mình chưa biết.

Tra từ và cách phát âm thật dễ dàng với eJOY eXtension

Tải eXtension miễn phí!

Giờ bạn đã có tiền đề và sẵn sàng bước tiếp trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình rồi đó. Các bạn có thể học cách phát âm bảng chữ cái hoặc tìm thêm những video hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Anh khác tại khóa học được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi eJOY.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Anh

Bài viết liên quan

Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc iTalk VUS
Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc iTalk VUS
“Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước” – VUS giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ gen Z
“Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước” – VUS giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ gen Z
Từ vựng tiếng Anh về số đếm và số thứ tự cho trẻ em
Từ vựng tiếng Anh về số đếm và số thứ tự cho trẻ em
Nâng trình tiếng Anh trong “một nốt nhạc” với 1000+ từ vựng tiếng Anh trình độ C1 thuộc 14 chủ đề phổ biến nhất
Hướng dẫn cách đọc số chính xác trong tiếng Anh
Hướng dẫn cách đọc số chính xác trong tiếng Anh
NÊN HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HAY IELTS TRƯỚC ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO?
Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng
B2 Vstep là gì? Đề thi và tài liệu luyện thi Vstep
B2 Vstep là gì? Đề thi và tài liệu luyện thi Vstep
TẤT TẦN TẬT TỪ VỰNG VỀ SỞ THÍCH BẰNG TIẾNG ANH PHỔ BIẾN

Chuyên mục: Tiếng Anh

About Nguyễn Phi Nhật Dương

Previous Post: « Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc từ A đến Z
Next Post: Effortless English là gì? Cách học Effortless English »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc iTalk VUS

Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc iTalk VUS

31/12/2023

“Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước” – VUS giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ gen Z

22/12/2023

“Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước” – VUS giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ gen Z

21/12/2023

Từ vựng tiếng Anh về số đếm và số thứ tự cho trẻ em

Từ vựng tiếng Anh về số đếm và số thứ tự cho trẻ em

13/12/2023

Nâng trình tiếng Anh trong “một nốt nhạc” với 1000+ từ vựng tiếng Anh trình độ C1 thuộc 14 chủ đề phổ biến nhất

13/12/2023

Hướng dẫn cách đọc số chính xác trong tiếng Anh

Hướng dẫn cách đọc số chính xác trong tiếng Anh

13/12/2023

NÊN HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HAY IELTS TRƯỚC ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO?

13/12/2023

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

13/12/2023

B2 Vstep là gì? Đề thi và tài liệu luyện thi Vstep

B2 Vstep là gì? Đề thi và tài liệu luyện thi Vstep

13/12/2023

TẤT TẦN TẬT TỪ VỰNG VỀ SỞ THÍCH BẰNG TIẾNG ANH PHỔ BIẾN

13/12/2023

5 Cách học giỏi tiếng Anh dành cho trẻ em lớp 4 nhất định phải biết

5 Cách học giỏi tiếng Anh dành cho trẻ em lớp 4 nhất định phải biết

12/12/2023

111 tên tiếng Anh các con vật có phiên âm

12/12/2023

Từ vựng tiếng Anh về học tập phổ biến nhất

Từ vựng tiếng Anh về học tập phổ biến nhất

12/12/2023

209+ Từ vựng tiếng Anh bắt đầu bằng chữ L

209+ Từ vựng tiếng Anh bắt đầu bằng chữ L

12/12/2023

Các bài luyện nói, mẫu câu giao tiếp tiếng Anh theo chủ đề cơ bản thường gặp

12/12/2023

5 cuốn sách Grammar kinh điển - Muốn giỏi ngữ pháp tiếng Anh phải có

5 cuốn sách Grammar kinh điển – Muốn giỏi ngữ pháp tiếng Anh phải có

12/12/2023

Lộ trình học tiếng Anh cấp tốc dành cho người đi làm

Lộ trình học tiếng Anh cấp tốc dành cho người đi làm

12/12/2023

Cách tạo động lực học tiếng Anh cho người lười

Cách tạo động lực học tiếng Anh cho người lười

12/12/2023

B2 Vstep là gì? Đề thi và tài liệu luyện thi Vstep

B2 Vstep là gì? Đề thi và tài liệu luyện thi Vstep

12/12/2023

Cách làm sổ tay từ vựng tiếng Anh đơn giản dễ nhớ

Cách làm sổ tay từ vựng tiếng Anh đơn giản dễ nhớ

12/12/2023

Footer

Về chúng tôi

Blog du học DayStar duhocdaystar.edu.vn là trang chuyên trang trong lĩnh vực Du học và Xuất khẩu lao động Nhật Bản, được sáng lập bởi Tập đoàn Daystar.

Đồng thời là thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực. Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ: contact@duhocdaystar.edu.vn

  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Mạng xã hội

  • Facebook
  • Zalo
  • Youtube
  • Google maps

Theo dõi chúng tôi tại Google News

Địa Chỉ

Trụ sở chính tại Huế: Số 01 Điềm Phùng Thị, phường Vĩ Dạ, TP. Huế
Điện thoại: 0234 39 39 779 | Email: contact@duhocdaystar.edu.vn

VP tại TP Hồ Chí Minh: 16B Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, thành phố Thủ Đức, TP. HCM
Điện thoại: 0943 957 779 | Email: contact@duhocdaystar.edu.vn

VP tại TP. Đà Nẵng: 09 khu A3 Nguyễn Sinh Sắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 382 9579 | Email: contact@duhocdaystar.edu.vn

VP tại Quảng Nam: 339 Phan Châu Trinh, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0235. 38 38 779 | Email: contact@duhocdaystar.edu.vn

VP tại Tokyo: 1-29-9 Hatagaya, Shibuya-ku, Tokyo, 151-0072 Japan
Điện thoại: (+81) 80 4850 7779 | Email: contact@duhocdaystar.edu.vn

VP tại Tokyo: 203 Asean – Bản Sibounheuang – Huyện Chanthaburi – Viêng Chăn – Lào
Điện thoại: (+81) 80 4850 7779 | Email: contact@duhocdaystar.edu.vn

Map

Bản quyền © 2025