Bạn có muốn nhanh chóng thành thạo tiếng Anh không? Vậy thì bạn cần đặt ra mục tiêu học tiếng Anh để tạo cho mình động lực và giúp bạn tập trung vào việc học.
Thiết lập mục học tiếng Anh tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất.
Bạn đang xem: Mục tiêu học tiếng Anh: 5 bí quyết hoàn hảo đưa bạn đến thành công
Vì sao vậy?
Và làm như thế nào để đạt được mục tiêu và chinh phục tiếng Anh thành công một cách nhanh nhất?
Lời giải cho bài toán đó sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết này. Hãy tiếp tục theo dõi.
A – Mục Tiêu Học Tiếng Anh Của Bạn Là Gì?
Tôi tin rằng mục đích khi học tiếng Anh của mỗi chúng ta đều không giống nhau.
Nếu bạn muốn tỷ lệ thành công cao hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn, bạn cần xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh.
Mục tiêu học tiếng Anh của phần lớn học viên thường được gói gọn trong các gạch đầu dòng dưới đây:
- Tăng cơ hội việc làm, có cơ hội gia nhập các công ty, cơ quan, tổ chức nước ngoài.
- Phục vụ cho việc đi du học.
- Đi du lịch nước ngoài, tham quan nhiều quốc gia và nền văn hoá, học hỏi thêm nhiều kiến thức.
- Giao lưu, kết bạn bốn phương
- Đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, trong các kỳ thi
- Đạt được mức lương mơ ước
- Nghe nhạc, xem phim, xem các chương trình nước ngoài mà không cần phụ đề.
Mỗi mục tiêu sẽ hướng bạn đến một cuộc hành trình khác nhau, với nhưng phương pháp học phù hợp.
Vậy, bạn đã xác định được mục tiêu học tiếng Anh của mình chưa?
B – Xác Định Mục Tiêu Học Tiếng Anh Quyết Định 50% Thành Công Của Bạn
Bạn có biết tác phẩm nổi tiếng “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên” không? Trong đó có 1 đoạn kể về cô bé Alice khi bị lạc vào xứ sở xa lạ đã sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi đến khi gặp một chú mèo Cheshire.
Alice hỏi: Tớ đi đường nào bây giờ?
Cheshire: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ?
Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến.
Cheshire: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được!
– Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên
Không chỉ Cheshire mà ngay cả những người thông thái nhất cũng sẽ phải “bó tay” khi chỉ đường cho 1 người không hề biết rõ đích đến của mình là nơi đâu.
Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao đặt mục tiêu lại quan trọng đến vậy?
Một nghiên cứu thực nghiệm của trường đại học Yale về mối liên quan sự thành công và mục tiêu đã chứng minh sự quan trọng của mục tiêu:
Trung bình một sinh viên có xác định mục tiêu có thu nhập cao gấp 97 lần sinh viên không xác định mục tiêu.
Nói cách khác:
Những người đặt mục tiêu có nhiều khả năng đạt được thành công cao hơn!
Các mục tiêu sẽ giúp bạn đạt được thành công vì:
1 – Mục tiêu giúp bạn xác định những gì bạn muốn đạt được
Sẽ rất khó để đạt được thành công nếu như bạn không định nghĩa được “thành công” của bạn là gì.
Việc đặt mục tiêu học tiếng Anh sẽ giúp bạn xác định rõ những gì bạn muốn đạt được để bạn có thể bắt tay vào thực hiện, hướng tới việc hoàn thành nó.
Việc “nói tiếng Anh lưu loát” với bạn có ý nghĩa gì?
2 – Mục tiêu giúp bạn tập trung vào những thứ quan trọng (và giúp bạn bỏ qua những thứ không cần thiết)
Học một ngôn ngữ đòi hỏi sự hiểu biết với hàng triệu vấn đề ngữ pháp khác nhau, từ vựng và kiến thức văn hóa.
Đặt mục tiêu smart để học tiếng Anh giúp bạn luôn tập trung để không bị phân tâm vì lo lắng về nhiều thứ phải học trong tương lai.
Bằng cách tập trung vào những mẩu kiến thức nhỏ hơn, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn và đạt được các kĩ năng rõ ràng thực sự.
3 – Mục tiêu giúp bạn tiết kiệm thời gian
Thay vì ghi nhớ các từ mà bạn thấy khó dùng, hãy dành thời gian và năng lượng học những từ liên quan trực tiếp đến cách bạn muốn sử dụng tiếng Anh.
Đặt mục tiêu học tiếng Anh giúp bạn xác định lí do cuối cùng cho việc học tập, giúp bạn dễ dàng định rõ các kĩ năng và kiến thức quan trọng cần học trước tiên, tránh lãng phí thời gian học dàn trải quá nhiều thứ.
4 – Đặt ra mục tiêu là cách để đo lường tiến độ của bản thân, giúp bạn gia tăng động lực và học nhiều hơn
Phải mất một khoảng thời gian dài để thành thạo một ngôn ngữ nào đó, và thật bực bội khi bỏ ra nhiều thời gian cho một thứ gì đó mà có vẻ như không thu lại được gì.
Bằng việc đặt ra các mục tiêu, bạn có thể xác định được tiến trình bạn đang thực hiện. Và bạn sẽ thấy thoải mái với việc bạn đang làm.
Thay vì tự trách bản thân không biết một từ mới nào vừa nghe được, bạn hãy thấy mừng vì mình đã học được thêm 25 từ mới nữa.
Đây chắc chắn là 4 lợi ích to lớn và cụ thể khi bạn đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân.
Vậy nhưng vẫn có bạn hỏi tôi: “Tại sao mình đã đặt mục tiêu học tiếng Anh rồi nhưng vẫn thất bại?”
Nếu bạn cũng ở trường hợp tương tự thì rất có thể bạn đang mắc ở một số chướng ngại vật mà tôi sẽ đề cập ở phần tiếp theo.
Ở nửa sau của bài viết, tôi sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu cụ thể và biến nó thành 1 bản kế hoạch hành động hoàn hảo.
Nhưng trước tiên, bạn cần “bắt đúng bệnh”, thẳng thắn nhìn vào vấn đề thì mới có thể có phương pháp chữa dứt điểm và tiến tới thành công.
C – Nguyên Nhân Của Việc Dù Có Mục Tiêu Học Tiếng Anh Vẫn Thất Bại
Khi bắt đầu học tiếng Anh, nhiều người thường đặt ra rất nhiều mục tiêu phấn đấu nhưng dường như ít người thành công.
Vậy nguyên do thất bại là vì đâu?
Trước khi đến với cách lập mục tiêu học tiếng Anh thông minh, bạn cần tìm ra những lý do khiến bạn thất bại dù đã có mục tiêu học tiếng Anh.
1 – Thiết lập mục tiêu học tiếng Anh quá cao, không xác định mục tiêu rõ ràng và không chia nhỏ mục tiêu
Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người học tiếng Anh không bao giờ đến đích. Mục tiêu không rõ ràng có nghĩa là người học nhầm lẫn giữa mục tiêu và mục đích.
Mục đích của bất cứ người học tiếng Anh nào cũng là trở nên thành thạo ngôn ngữ đó, nhưng mục tiêu lại là thành thạo ở mức độ cụ thể nào.
Ví dụ: Đạt 7.0 bài thi IELTS, 800 điểm TOEIC hay giao tiếp hoàn toàn độc lập, thành thạo trong môi trường quốc tế.
Phần lớn người học tiếng Anh đặt mục tiêu quá to và không có con số cụ thể, rõ ràng, chỉ đơn giản là tôi muốn có thể giao tiếp được, có thể nói được tiếng Anh, đi du học…
Những mục tiêu học tiếng Anh quá to như vậy sẽ khiến bạn như ở giữa đại dương mênh mông, không có 1 điểm cụ thể nào để vươn tới và không biết hướng nào để đi.
Những người học tiếng Anh theo trường phái “không mục tiêu cụ thể” này thường bỏ cuộc giữa chừng vì không xác định được khối lượng kiến thức và số giờ rèn luyện kỹ năng cần phải đầu tư, từ đó động lực học tập bị mất đi rất nhanh.
Sự hào hứng với suy nghĩ ban đầu về cái đích cuối cùng là sử dụng thành thạo ngôn ngữ quốc tế, sẽ nhanh chóng biến mất ngay khi những khó khăn cố hữu của tiếng Anh kéo đến.
Việc bỏ cuộc giữa chừng là điều thường thấy ở những người không có mục tiêu học tiếng Anh cụ thể này.
Và kết quả là những người theo nhóm này sẽ thường học đi học lại các khóa học tiếng Anh ở một trình độ rất thấp và họ vẫn sẽ lại bỏ cuộc.
Và để cái thiện vấn đề này X3English đã đưa ra phương pháp EngBreaking chia nhỏ mục tiêu để giúp bạn học tiếng Anh dễ dàng hơn.
2 – Luôn mang trong đầu ý nghĩ “tiếng Anh rất khó”
Và những ai giỏi tiếng Anh chắc hẳn phải được đầu tư từ bé, hoặc gặp may hay có một năng khiếu đặc biệt về việc học ngoại ngữ.
Người có suy nghĩ này luôn cảm thấy khó chịu, có thể là chán ghét đến mức dị ứng với tiếng Anh.
Từ đó khi học tiếng Anh ở bất cứ đâu, thay vì đón nhận, họ luôn tìm kiếm những lí do để chứng minh điều đó là đúng như: học từ mới khó nhớ, hay quên; nghe tiếng Anh mãi không hiểu vì người ta nói nhanh, khó nghe quá; các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh phức tạp và quá nhiều…
Đến khi họ tìm được những người có chung chí hướng, mỗi khi nói đến khó khăn của việc học tiếng Anh thì những người còn lại sẽ hưởng ứng nhiệt liệt với những bằng chứng vô cùng thuyết phục.
Vậy là dù rất muốn thành thạo tiếng Anh nhưng sẽ chỉ biết ao ước chứ chẳng bao giờ và thực sự học.
3 – Không thực hành, không tạo ra được môi trường đối thoại
Hay còn hiểu là theo trường phái học tiếng Anh câm, nghĩa là mọi suy luận ngôn ngữ đều diễn ra trong đầu một cách thầm lặng.
Những người này thường chỉ tập trung vào làm các bài tập ở trên lớp, ít khi nghe cũng như chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh.
Nhóm người này cho rằng số điểm thể hiện trong các bài kiểm tra đủ chứng minh họ giỏi tiếng Anh mà quên mất mục đích chính của việc học ngôn ngữ là có thể nghe và giao tiếp tốt trong đời sống thông thường.
Và kết quả là khả năng nghe và nói tiếng Anh của họ rất đáng thất vọng.
Trong giao tiếp tiếng Anh thực tế, phản xạ nghe nói nhanh nhạy mới là điều quan trọng, còn khả năng sử dụng tốt các cấu trúc câu giao tiếp mới đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của việc sử dụng tiếng Anh.
Xem thêm : Topic 19: Cơ Thể Người (Body)
Đáng tiếc, tất cả những điều đó vốn chẳng bao giờ xuất hiện trong các bài thi từ vựng, ngữ pháp.
Và sau nhiều năm đắm chìm trong những điểm số sáng chói trên giấy, họ chợt thấy mình bị lúng túng trong giao tiếp thực tế. Lúc này họ mới có nhu cầu chuyển đổi những thành tựu ngữ pháp đó thành lời nói.
Nhưng việc này hoàn toàn không đơn giản, phải mất thêm nhiều thời gian luyện nghe nói nữa thì họ mới có thể vận dụng tốt vốn ngữ pháp sẵn có để nói được tiếng Anh thực sự.
4 – Không giao tiếp với người nước ngoài
Học tiếng Anh là để giao tiếp với người nước ngoài. Nhưng nếu bạn chỉ nói chuyện với người Việt thì mong muốn thành thạo tiếng Anh của bạn sẽ khó mà thành hiện thực.
Lý do là bởi vẫn có một số giáo viên dạy tiếng Anh chưa chuẩn. Vẫn có một vài người mắc phải như không rõ âm cuối, sai trọng âm, phát âm sai, và cả hình thành câu sai nữa… Bạn sẽ nói lại những gì bạn nghe, và dĩ nhiên là nói theo cả cái sai đó.
Và nếu chỉ giao tiếp với người Việt thì bạn sẽ nói ra thứ tiếng Anh không thể nào biết được mình mắc lỗi sai gì trong giao tiếp, các câu thành ngữ, các từ lóng, thứ tiếng Anh thực sự mà người nước ngoài sử dụng trong giao tiếp là gì.
Lâu ngày bạn sẽ nói theo thứ tiếng Anh Vinglish – Vietnamese English – mà chỉ có bạn và những bạn bè Việt Nam khác của bạn hiểu được, còn người nước ngoài chưa chắc hiểu được bạn muốn nói gì, dù họ biết bạn đang cố gắng nói tiếng Anh.
5 – “Thánh ngữ pháp”, chỉ học ngữ pháp, ngữ pháp và ngữ pháp
Những người thuộc trường phái này cho rằng chưa nắm chắc được ngữ pháp tiếng Anh thì chưa thể sử dụng được vào việc nói và viết.
Khi liên tục gặp phải những mẫu câu, những cấu trúc họ chưa từng gặp, hoặc đã quên (do không đưa vào thực hành nhiều), họ lại càng cho rằng nhận định của bản thân là đúng.
Từ đó, họ luôn thúc giục bản thân là phải tiếp tục học ngữ pháp để thực sự hoàn thiện ngữ pháp đã, vì ngữ pháp mà còn không biết thì làm sao có thể hiểu được tiếng Anh.
Sự việc này sẽ lặp đi lặp lại mà họ không nhận ra 1 sự thật: Chính việc thực hành vào giao tiếp tiếng Anh thường xuyên mới giúp họ củng cố mớ ngữ pháp rắc rối, nhiều quy tắc mà hàng ngày họ vẫn cố nhồi vào đầu.
Rồi đến một ngày những “nhà bác học” này kết luận xanh rờn sau nhiều năm “ngâm cứu” rằng: Ngữ pháp tiếng Anh thật là rắc rối và rất khó mà nắm bắt hết được.
6 – Học thật nhiều từ vựng đơn lẻ, với một tập giấy chép từ vựng dày cộp
Nếu bạn luyện theo cách này, “thành tựu” mà bạn đạt được sẽ là học đâu quên đấy, học trước quên sau; học nhiều quên nhiều, học ít quên ít, và không học… thì không có gì để quên.
Lý do tôi nói như vậy là bởi việc chỉ chép từ ra giấy theo từng từ riêng lẻ mà không tra các từ vựng phái sinh ra các từ vựng họ đã nghiên cứu.
Một từ là động từ thì có thể thêm đuôi vào để thành danh từ hay tính từ,…
Ngược lại, một từ là tính từ thì có thể thêm đuôi hoặc biến đổi đuôi để trở thành động từ hay danh từ… Và việc tạo ra từ mới theo cách đó gọi là từ phái sinh.
Chính vì không học theo từng từ riêng lẻ nên những người học theo cách này sẽ có 1 vài tập giấy dày cộp ghi chép rất nhiều từ vựng, hoặc dán các mẩu giấy nhớ khắp nơi trong nhà để giúp học từ nhanh hơn.
Nhưng kết quả họ luôn thấy từ vựng khó nhớ, học trước quên sau.
Và ngay cả khi bài đọc hay bài nghe không có từ mới, việc hiểu rõ nội dung luôn là thách thức lớn mà phải mất nhiều thời gian để hiểu.
Thậm chí suy luận ra nghĩa của câu, nhưng họ cũng không dám tin chắc vào những suy luận ngôn ngữ đó của mình.
7 – Học tùy hứng, lúc nào thích thì học
Những cao thủ học tiếng Anh tùy hứng sẽ luôn đặt ra câu hỏi: làm thế nào để tìm thấy hứng thú học tiếng Anh?
Và họ mải mê đi tìm hứng thú mà quên đi một sự thật là cảm hứng học tiếng Anh chân chính chỉ sinh ra trong chính quá trình học tập, còn nếu chỉ đi tìm hứng thú bên ngoài thì đó chỉ là những cảm hứng nhất thời và sẽ trôi qua nhanh.
Kết quả là người học theo cảm hứng sẽ rất nhanh mất hứng. Việc học tiếng Anh vì thế hay bị gián đoạn giống như dòng cảm hứng lúc có lúc không.
Và sau nhiều năm, tiếng Anh của họ vẫn chưa thể nào đạt đến trình độ đủ giao tiếp độc lập.
Vì vậy bạn cần lập một lộ trình học tiếng Anh phù hợp với timeline rõ ràng để học tiếng Anh khoa học hơn.
>>>Truy cập Lộ trình học tiếng Anh toàn diện cho mọi đối tượng để tham khảo lộ trình học của EngBreaking.
8 – Cầu toàn – chỉ đợi khi đúng hẳn ngữ pháp thì mới nói hay viết tiếng Anh
Đây là một lý do khá phổ biến với người mới học tiếng Anh, vì họ quan niệm rằng tiếng Anh gồm ngữ pháp cộng với từ vựng.
Và khi chưa nắm chắc ngữ pháp thì sẽ không thể diễn đạt được các câu tiếng Anh cho đúng. Kết quả càng học nhiều ngữ pháp, người học càng cảm thấy rối rắm và chán nản.
Có 1 sự thật mà những người học theo cách này cần nhận ra rằng: ngữ pháp chỉ là các quy luật hình thành câu. Nói một cách sâu xa hơn thì câu chính là chuỗi lời nói, hay chuỗi âm thanh, diễn đạt đủ một ý.
Như vậy quy tắc hình thành câu, hay ngữ pháp, chính là quy luật của âm thanh.
Và đã là quy luật của âm thanh thì chỉ có thường xuyên nói các cấu trúc câu thành lời, và thường xuyên nghe tiếng Anh thì mới “cài đặt” được chuỗi âm thanh có nghĩa trong bộ nhớ, và từ đó mới nghe và nói được tiếng Anh.
Quá trình nghe rồi nói ra của người học tiếng Anh luôn có thể mắc lỗi.
Nhưng việc tích cực nói, tích cực viết, chấp nhận mắc lỗi, và luôn có ý thức sửa lỗi, mới làm cho ngữ pháp tiếng Anh của người học trở nên hoàn thiện cả trên mặt giấy cũng như trong lời nói.
9 – Học tiếng Anh theo phong cách suy luận như học toán
Với những môn học cần sự tư duy như toán học thì chỉ cần hiểu được nguyên tắc là có thể suy luận ra lời giải của các bài toán khác.
Nhưng tiếng Anh lại là môn học của kỹ năng và thói quen. Tức là nó đòi hỏi sự lặp lại nhiều lần của việc nghe và nói, đọc và viết để trở nên thành thạo.
Những người mải mê tìm quy luật logic trong tiếng Anh sẽ luôn nếm trái đắng vì chẳng bao giờ có thể tìm ra được nếu không gặp được những người thầy cực kỳ am hiểu tiếng Anh.
Đúng là tiếng Anh có những quy tắc ngữ pháp và cả ngữ âm rõ ràng. Nhưng chỉ có 1 số ít người nghiên cứu tiếng Anh chuyên sâu hoặc những người thầy tiếng Anh rất giàu kinh nghiệm mới có thể chỉ ra các quy luật này cho bạn.
Vậy nên, tốt nhất bạn nên vận dụng ngay những gì đã biết để nói và viết, chấp nhận là đôi khi sẽ bị mất logic hoặc có thể sai, nhưng ít nhất bạn cũng dùng được những gì bạn có.
10 – Không thực sự quyết tâm vì không thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh
“Tiếng Anh chỉ là môn phụ, có thể bỏ qua, sau này cần thì học cũng chưa muộn.”
Đây có lẽ là suy nghĩ của khá nhiều bạn khi còn là học sinh.
Nhưng thực tế, đến lúc cần, bạn sẽ tiếp tục trì hoãn và câu chuyện “sau này” không biết là bao giờ.
Đến khi bắt tay vào học, bạn lại không biết bắt đầu từ đâu, học như thế nào.
Và sau khi tốn 1 khoản tiền không nhỏ vào học tiếng Anh mà không hiệu quả, bạn sẽ dễ rơi vào 1 trong những nguyên nhân trên kia và nhanh chóng bỏ cuộc.
Bởi vậy, trước tiên bạn nên thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh, những lợi ích không nhỏ mà môn học này đem lại, bạn sẽ có 1 tâm thế thoải mái hơn, từ đó việc học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn.
Có thể kể một vài lợi ích dưới đây về việc học tiếng Anh sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về môn học này:
- Luyện trí não: Học tiếng Anh rất quan trọng bởi bạn đang giúp trí não luyện tập và rèn luyện nó suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau.
- Du lịch: Bạn có thể đặt chân lên nhiều vùng đất mới trên Trái Đất này nếu bạn thông thạo ngoại ngữ.
- Khám phá văn hóa: Bạn sẽ có được cảm giác thoải mái dễ chịu khi có thể truyền đạt được ý muốn của mình và khám phá những suy nghĩ khác nhau trên thế giới.
- Cơ hội việc làm: Làm việc ở môi trường quốc tế/ công ty đa quốc gia. Dễ dàng trao đổi, truyền đạt đúng ý với sếp. Hay đơn giản, dễ thấy nhất: thành thạo tiếng Anh là 1 lợi thế lớn khi viết hồ sơ xin việc, phỏng vấn.
11 – Không có một giới hạn về thời gian
Đặt ra mục tiêu học tiếng Anh nhưng lại không có giới hạn về thời gian sẽ khiến bạn trì hoãn hết lần này đến lần khác.
Nguyên nhân này có phần giống với nguyên nhân số 10 tôi đã nêu bên trên.
Việc có một thời hạn giúp tập trung và làm việc có kỷ luật hơn, hơn hết nó sẽ tạo cho ta một cảm giác cấp bách. Nó là yếu tố quan trọng giúp tập trung đúng vào mục tiêu học tiếng Anh đã đề ra.
Khi mọi việc được thoải mái về thời gian, đôi khi kết quả lại không cao, bởi nó thường xuyên dẫn đến sự trì hoãn.
Điển hình là gặp khó khăn trong lúc học, hoặc khi đạt được 1 mục tiêu nhỏ nào đó, bạn tự thưởng cho mình khoảng thời gian được nghỉ ngơi.
Và thế là bạn có xu hướng để mọi thứ chậm lại, tự hoãn lại, có tâm lý chờ để một thời gian sau mới thực hiện, tự biện minh cho bản thân cần chuẩn bị đầy đủ mới bắt đầu quay lại giải quyết.
Chính vì không có 1 giới hạn cụ thể nào về thời gian nên bạn sẽ lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên.
Vậy là việc học tiếng Anh sẽ chẳng bao giờ thành công như mong đợi ban đầu.
12 – Không tự cam kết với bản thân và từ bỏ khi gặp chút khó khăn
Nguyên nhân này có thể gọi là lý do dẫn đến và là kết quả của 2 nguyên nhân số 11 và 12.
Nếu như bạn không tự buộc mình làm theo những cái mà ta đã đặt ra, những lý do và sự bào chữa sẽ làm trì hoãn những việc cần làm để hỗ trợ mục tiêu của mình.
Không có thứ gì tốt mà có được một cách dễ dàng. Một vài mục tiêu sẽ thực sự đòi hỏi bạn phải đổ mồ hôi, nước mắt và cả nỗ lực kiên trì.
Chúng ta sống trong thời đại mà người ta muốn nhìn ngay vào kết quả hơn là khuyến khích một quá trình rèn luyện kiên trì.
Không có bất kỳ ai thành công chỉ sau một đêm. Thành công chỉ có được là từ quá trình siêng năng, cống hiến và kỷ luật để đạt được mục tiêu và thay đổi cuộc sống mà thôi.
13 – Thiếu một kế hoạch cụ thể
Có mục tiêu học tiếng Anh nhưng không có kế hoạch cụ thể, giống như bạn nhìn thấy đỉnh núi mà không có đường leo lên vậy.
Hay nói cách khác, không có 1 kế hoạch nghĩa là bạn đã lên kế hoạch để nhận thất bại rồi.
Kế hoạch rất quan trọng trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó chính là bản đồ giúp bạn đi từ điểm A đến điểm B một cách dễ dàng.
Bạn lập kế hoạch từng bước cho việc hoàn thành mục tiêu của mình như thế nào?
- Bạn cần phải làm những gì?
- Mỗi 1 mục tiêu nhỏ hoàn thành trong bao lâu, thời hạn là đến khi nào?
- Mỗi việc bạn hoàn thành thì bạn sẽ đạt được những gì?
Hãy gạch đầu dòng các việc cần phải làm và có 1 chiến lược cụ thể, rõ ràng.
Xem thêm : Khóa học tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp dành riêng cho người đi làm
Hãy nghiêm khắc nhìn nhận nguyên nhân khiến mình thất bại.
Khi nhìn ra được trở ngại mà bạn đang gặp phải, thì hãy để tôi giúp bạn bắt đầu thiết lập lại mục tiêu học tiếng Anh ngay sau đây.
D – 3 Bước Thiết Lập Mục Tiêu Học Tiếng Anh Hiệu Quả
Bước 1: Xác định mục tiêu học tiếng Anh
Bước đầu tiên khi xác định mục tiêu học tiếng Anh là liệt kê các lý do vì sao bạn học tiếng Anh. Dành ra vài phút để nghĩ về bức tranh tổng thể và tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
- Tại sao tôi muốn học tiếng Anh?
- Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tôi như thế nào?
- Tôi sẽ làm gì nếu tôi có thể nói tiếng Anh trôi chảy ngay lập tức?
- Khi đạt được mục tiêu này, tôi sẽ làm gì tiếp?
- Không học tiếng Anh nữa? Hay vẫn tiếp tục tập luyện và đặt ra kế hoạch khác. (cái này rất quan trọng đối với ai tạm thời đã đạt mục tiêu mình đặt ra, ví dụ có việc làm tốt, có bằng tiếng Anh, có thể giao tiếp tốt..v..v..)
Hoặc cô đọng lại, bạn chỉ cần trả lời 3 câu hỏi sau:
- Bạn muốn gì?
- Bạn muốn hoàn thành những gì?
- Bạn muốn trải nghiệm những gì?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên chính là mục tiêu cuối cùng của bạn – là lý do bạn dành thời gian, tiền bạc và năng lượng để học tiếng Anh.
Nếu mục tiêu cuối cùng của bạn quá lớn, gồm nhiều mặt khác, hoặc thậm chí là hơi mơ hồ đi chăng nữa thì cũng không sao hết.
Ví dụ như bạn muốn học tiếng Anh để bạn có thể đi du học ở Úc, hay như bác Phước ở Sóc Trăng học tiếng Anh với mục tiêu là nói chuyện với hai chàng rể nước ngoài.
Dù mục tiêu học tiếng Anh của bạn là gì, chỉ cần đảm bảo bạn thành thật với bản thân về điều đó. Không có đúng hay sai. Bạn có thể làm rõ mục tiêu học tiếng Anh bằng các câu hỏi sau:
- Which situations/ where: Trong tình huống/ loại hội thoại/ văn bản nào, ở đâu? Cuộc họp kinh doanh, sân bay, trường học, quán ăn…
- What: Bạn muốn nói/ hiểu/ đọc/ ghi (áp dụng cho kỹ năng thích hợp) về chuyện gì?
- Which level: Bạn sẽ ở cấp độ nào? Hoặc bạn muốn
- Who with: Bạn muốn hiểu/ viết/ nói chuyện với ai?
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu học tiếng Anh nhỏ hơn
Bước tiếp theo là phá vỡ mục tiêu cuối cùng của bạn thành các bước cụ thể – các thành phần tạo nên mục tiêu lớn hơn của bạn.
Tại thời điểm này, bạn chưa cần đặt mục tiêu học tiếng Anh hữu hình – chỉ cần xác định những thứ bạn cần học để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.
Trước tiên, tập trung vào việc xác định chỉ xử lý các bước quan trọng nhất. Chấp nhận là bạn không thể liệt kê mọi thứ bạn cần biết để “trở nên thông thạo tiếng Anh.” Chỉ cần liệt kê một vài nhiệm vụ quan trọng nhất bạn muốn đạt được trên con đường này.
Ví dụ:
Mục tiêu cuối cùng: Để có thể giao tiếp với hàng xóm người Singapore nói tiếng Anh sống ở tầng 9 khu chung cư nhà tôi.
Các bước cụ thể:
- Luyện nghe tiếng Anh ở tốc độ chậm
- Luyện nghe tiếng Anh tốc độ bình thường
- Luyện nói tiếng Anh theo tốc độ chậm
- Luyện nói tiếng Anh theo tốc độ bình thường
- Luyện phản xạ trước gương theo tốc độ chậm
- Luyện phản xạ trước gương theo tốc độ bình thường
- Tìm hiểu các câu tiếng Anh giao tiếp thông thường trong các tình huống cụ thể
Sau khi hoàn thành, bạn hãy chuyển sang bước cuối cùng.
Bước 3: Thiết lập kế hoạch hành động chi tiết cho mục tiêu học tiếng Anh
Bạn đã xác định được mục tiêu lớn và xử lý thành các mục tiêu nhỏ cụ thể.
Bây giờ, hãy ưu tiên các mục tiêu nhỏ cụ thể và chọn một hoặc hai mục tiêu nhỏ để tập trung hoàn thành trước tiên. Bạn sẽ sử dụng các bước này để tạo các mục tiêu ngắn hạn của mình.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mục tiêu tốt nhất là các mục tiêu cụ thể, ngắn hạn và có độ thử thách vừa phải.
Ví dụ cụ thể cho việc đặt mục tiêu học tiếng Anh ngắn hạn:
- Thời gian học: 60 giờ 1 tháng, tương đương 2 giờ học 1 ngày.
- Tăng khả năng phát âm: mỗi ngày 15 phút học phát âm.
- Tăng kỹ năng đọc: Mỗi ngày đọc hiểu 1 đoạn văn tương đương với trình độ của bạn.
- Tăng kỹ năng nghe: Mỗi ngày nghe hiểu một bài hát hoặc một đoạn hội thoại. Danh sách bạn phải lập sẵn từ trước.
- Tăng kỹ năng nói: Mỗi ngày đứng trước gương kể một câu chuyện bằng tiếng Anh. Độ dài và độ phức tạp tùy thuộc vào trình độ hiện tại của bạn.
Vì vậy, bạn hãy thực hiện theo các mẹo sau để thiết lập kế hoạch hành động hiệu quả:
- Viết mục tiêu học tiếng Anh ra giấy và dán nó lên chỗ bạn hay nhìn thấy nhất. Ghi mục tiêu ra giấy sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ, quan tâm đến nó nhiều hơn vì bạn luôn nhìn thấy nó mỗi ngày.
- Đặt mốc thời gian cụ thể cho nhiệm vụ đó. Bạn có thể ghi luôn vào tờ giấy đó để nhắc nhở bản thân mỗi ngày. Thời gian lý tưởng là trong khoảng từ 1 tuần đến 3 tháng.
- Xác định những điều cụ thể bạn định học. Tập trung vào các chủ đề hoặc kết quả bạn muốn đạt được. Ví dụ: đặt mục tiêu luyện nghe và nói thành thạo chủ đề giới thiệu bản thân trong tuần 1, thay vì mục tiêu là “nghe nói thành thạo chủ đề giao tiếp”
- Hãy thách thức bản thân nhưng đừng cố gắng quá sức. Nếu bạn đặt mục tiêu học tiếng Anh quá khó, bạn sẽ lãng phí thời gian do quá căng thẳng với điều đó, hoặc tự trách móc bản thân vì không đạt được.
- Sử dụng những từ ngữ lạc quan. Không sử dụng những từ ngữ nặng nề như “phải”. Hãy viết các mục tiêu của bạn sao cho bạn cảm thấy có thể đạt được nó. Có thể viết theo mẫu câu như sau: “By [time frame], I will be able to [achievement].” – Khoảng [khung thời gian], tôi sẽ có thể [thành tựu].
E – 5 Bí Quyết Giúp Bạn Hoàn Thành Các Mục Tiêu
1 – Chia nhỏ các mục tiêu học tiếng Anh để dễ thực hiện
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bước nhỏ, đơn giản dễ thực hiện sẽ giúp bạn có thêm động lực và niềm tin để tiến tới mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi bạn đã chia nhỏ mục tiêu theo tuần rồi, thì bạn có thể chia tiếp mỗi ngày luyện tập như sau:
Đọc mục tiêu hàng ngày sẽ nhắc nhở, tiếp thêm động lực mỗi ngày giúp bạn dẫn đến thành công.
Khi đặt ra từng bước nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ thấy con đường tiến tới mục tiêu lớn nhất.
2 – Mục tiêu học tiếng Anh phải tạo ra động lực, tạo cảm hứng để bạn tiến tới thành công
Bạn cần phải đảm bảo mục tiêu bạn đặt ra có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành.
Nếu bạn không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạn sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành.
Từ đó bạn có thể thấy được, mục tiêu và động lực tác động qua lại lẫn nhau. Mục tiêu tạo ra động lực và động lực lại là chìa khóa để đạt được mục tiêu.
Để đảm bảo mục tiêu học tiếng Anh của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn.
Hãy tự hỏi mình, “Nếu tôi chia sẻ mục tiêu học tiếng Anh này với người khác, tôi sẽ nói với họ những gì để thuyết phục họ rằng đó là một mục tiêu đáng giá?”
Bạn có thể sử dụng giá trị động lực này khi bắt đầu nghi ngờ bản thân hoặc mất lòng tin.
3 – Đặt mục tiêu học tiếng Anh theo quy tắc SMART sẽ tạo ra nhiều động lực cho bạn
Có nhiều cách diễn giải về từ SMART nhưng nhìn chung thì SMART đại diện cho: Cụ thể – Đo lường được – Khả thi – Có liên quan – Có khung thời gian
S = Specific (cụ thể): Mục tiêu học tiếng Anh phải rõ ràng và cụ thể, thể hiện mong muốn thực sự của bạn.
Tránh đặt mục tiêu không mang lại định hướng đầy đủ.
Hãy nhớ: Bạn cần mục tiêu để chỉ đường do đó phải làm cho mục tiêu học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn bằng cách xác định chính xác điểm kết thúc.
Thay vì: “Tôi muốn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh”, hãy nói: “Tôi muốn mình có thể trò chuyện thoải mái bằng tiếng Anh với người nước ngoài trong 5 phút.”
M = Measurable (Đo lường): Mục tiêu học tiếng Anh phải bao gồm khối lượng công việc chính xác theo ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó.
Việc đo lường sẽ cho bạn thấy sự cải thiện của bản thân và từ đó tiếp thêm động lực cho bạn, cũng là cách để bạn biết phương pháp bạn đang theo có hiệu quả hay không.
A = Achievable (Khả thi, có thể đạt được): Bạn cần đảm bảo mục tiêu học tiếng Anh đặt ra có khả năng thực hiện được trong khoảng thời gian nhất định, nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng.
Tuy nhiên, cũng tránh thiết lập mục tiêu học tiếng Anh quá dễ vì khi bạn không phải làm việc vất vả để đạt được mục tiêu, chiến thắng sẽ chẳng còn ý nghĩa và khiến bạn không dám đặt ra các mục tiêu có nguy cơ cao.
Tốt nhất nên thiết lập một mục tiêu học tiếng Anh thực tế nhưng có sự thử thách vừa phải để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân.
R = Relevant (Có liên quan) hoặc Realistic (Thực tế): Chắc chắn rằng mục tiêu học tiếng Anh bạn đặt ra có liên quan đến nhu cầu của bạn.
Khi đặt mục tiêu học tiếng Anh thực tế với định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn sẽ dễ tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình.
Còn nếu đặt mục tiêu học tiếng Anh quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.
T = Time-related (Thời hạn): Mục tiêu học tiếng Anh luôn phải có thời hạn nhất định.
Có thời gian rõ ràng, bạn sẽ biết được thời điểm chính xác đạt được mục tiêu đó và thấy được sự tiến bộ của bản thân. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.
Vì vậy, hãy thiết lập khung thời gian cho tất cả các mục tiêu, từ nhỏ đến lớn.
4 – Luyện tập sự hình dung về các mục tiêu sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn
Hãy tạo nên những bức tranh sinh động, rõ ràng và đầy cảm xúc về những mục tiêu của bạn như thể chúng đã thành hiện thực.
Nhìn về mục tiêu như thể bạn đã đạt được. Hình dung viễn cảnh bạn đang tận hưởng thành tựu đó và để cảm xúc của bạn đồng hành với các thành tựu đó.
Một bức tranh tinh thần gắn với cảm xúc sẽ có tác động lớn đến tiềm thức và tạo cho bạn 1 động lực mạnh mẽ để biến nó thành sự thực.
Khả năng hình dung có lẽ là công cụ mạnh mẽ nhất có sẵn ở bạn giúp bạn đạt được những mục tiêu nhanh hơn bạn nghĩ.
5 – Để đạt được mục tiêu, cần thường xuyên theo dõi bản kế hoạch và cứ vài tuần thì review mục tiêu đó
Cứ sau khoảng vài ngày, hãy dành chút thời gian để xem xét và điều chỉnh mục tiêu học tiếng Anh đã đặt ra nếu cần thiết.
Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì cần nghiên cứu tiếp theo và có cảm giác tốt hơn về tiến trình bạn đang thực hiện. Việc này sẽ giúp bạn đi đúng hướng khi bạn có dấu hiệu xa rời mục tiêu chính.
Dù cho điều quan trọng là phải tuân theo các mục tiêu học tiếng Anh mà bạn đã đặt ra cho chính mình, nhưng đừng ngại thay đổi mục tiêu nếu chúng không còn hợp với bạn nữa.
Ví dụ: khi bạn có được sự tự tin trong ngôn ngữ, có lẽ mục tiêu học tiếng Anh cuối cùng của bạn sẽ phát triển từ việc “có thể trò chuyện với người nước ngoài trong 10 phút”, thành “đi du lịch đến Canada”.
Khi bạn khám phá ra điều này, hãy điều chỉnh mục tiêu học tiếng Anh của bạn một cách thích hợp để chúng có thể tiếp tục thỏa mãn nhu cầu của bạn.
Và Giờ Là Lúc Cầm Giấy Bút Lên: Viết Ra Mục Tiêu Học Tiếng Anh Ngay Thôi!
Đã đến lúc bắt đầu! Hãy nghĩ về mục tiêu học tiếng Anh cuối cùng của bạn là gì, viết ra các bước cụ thể và xác định một vài mục tiêu ngắn hạn có thể bắt tay vào thực hiện ngay.
Hãy nhớ: Không có mục tiêu học tiếng Anh nào “đúng” hay “sai”! Điều quan trọng nhất là bạn tin vào các mục tiêu học tiếng Anh của mình và có thể hình dung ra viễn cảnh bạn đạt được chúng.
Nếu bạn đặt các mục tiêu học tiếng Anh trong tâm trí, bạn sẽ thấy chúng giúp bạn luôn năng động và nhiệt huyết với việc học tiếng Anh. Bạn sẽ cảm thấy tự hào về những gì bạn đạt được!
Điều cuối cùng, tôi hi vọng bạn nhận được nhiều giá trị hữu ích từ bài chia sẻ này của tôi.
Bạn thấy sao về những điều tôi đã chia sẻ?
Hoặc bạn muốn đóng góp thêm thông tin giá trị mà tôi bỏ sót, hãy để lại comment dưới bài viết này.
P.s: Nếu bạn lập mục tiêu học tiếng Anh như các bước tôi đã nêu trên kia mà vẫn chưa có một kế hoạch hành động cụ thể, một lộ trình học chi tiết hay một bước khởi đầu để chinh phục mục tiêu học tiếng Anh…
Tham khảo
- 10+ Ways to Language-learning Success by Setting Goals. Nguồn từ: https://www.fluentu.com/blog/success-in-language-learning/
- Melanie. (2017, January 2). English Study Tip: Set S.M.A.R.T. Goals. Nguồn từ: http://www.englishteachermelanie.com/english-study-tip-set-s-m-a-r-t-goals/
- Dao Nguyen. (2016, Tháng 8 ngày 03). 5 nguyên tắc vàng để thiết lập mục tiêu. Nguồn từ: https://kenhtuyensinh.vn/ky-nang-xac-lap-muc-tieu-va-tao-dong-luc-cho-ban-than
- Thầy giáo Nguyễn Anh Đức. (2015, Tháng 9 ngày 01). 9 lý do học tiếng Anh 10 năm không giỏi. Nguồn từ: https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-tieng-anh/9-ly-do-hoc-tieng-anh-10-nam-khong-gioi-3272724.htm
Nguồn: https://duhocdaystar.edu.vn
Danh mục: Tiếng Anh