Luật xuất khẩu lao động 2023 người đi nên hiểu rõ luật để tránh rủi ro

Luật xuất khẩu lao động 2023 người đi nên hiểu rõ luật để tránh rủi ro PV Báo đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật Kết Nối về những quy định của pháp luật về vấn đề này.

Theo luật sư Hùng, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về điều kiện để được đi làm việc ở nước ngoài, các hình thức làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc ở nước ngoài.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật Kết Nối

PV: Thưa ông, việc đi xuất khẩu lao động năm 2023 hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư: Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006:

Điều 6: Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:

1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

4. Hợp đồng cá nhân.

Theo quy định người lao động làm việc tại nước ngoài theo hình thức xuất khẩu lao động theo các hình thức được pháp luật quy định. Các trường hợp xuất khẩu lao động không theo các hình thức kể trên là vi phạm quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc theo hinh thức thực tập nâng cao tay nghề theo quy định của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư này phải đáp ứng các quy định về giấy phép, ký quỹ, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quyền và nghĩa vụ của của các đơn vị, tổ chức này được quy định theo Điều 27, 30, 33 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 42 Luật Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006:

Điều 42. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

3. Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

4. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Điều 50 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006:

Điều 50. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 42 của Luật này;

2. Có Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

3. Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.

PV: Trong trường hợp những người ra nước ngoài lao động “chui” hay những người đi lao động hợp pháp nhưng hết hạn hợp đồng đã tìm cách trốn ở lại; khi trở về nước bị xử lý như thế nào?

Luật sư: Các trường hợp này là trường hợp đi làm việc ở nước ngoài không đúng quy định của pháp luật, thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, bị xử phạt theo Điều 75 Luật này và Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội. Các hành vi bị nghiêm cấm: Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép; Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc về nước.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động đi làm việc không theo Hợp đồng, ở lại nước làm việc khi đã hết hạn theo hợp đồng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, bị buộc về nước hoặc cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm. Khi về nước sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

PV: Qua trường hợp nêu trên luật sư có ý kiến gì về các chính sách, chế tài xử lý?

PV: Đối với người đã và đang hoặc chuẩn bị xuất khẩu lao động cần trang bị kiến thức về pháp luật như thế nào?

Luật sư: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về điều kiện để được đi làm việc ở nước ngoài, các hình thức làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc ở nước ngoài. Tìm hiểu doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài có đủ điều kiện thực hiện hay không, trách nhiệm của các tổ chức này đưa người lao động ra nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Trang Nhi

Tham khảo một số thị trường xuất khẩu lao động năm 2023 được người lao động lựa chọn nhiều nhất

Mỗi thị trường sẽ có những yêu cầu, điều kiện và mức thu nhập riêng. Do đó người lao động cần đáp ứng những điều kiện nhất định và lựa chọn thị trường lao động phù hợp.

Quốc gia

Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Xuất khẩu lao động Đài Loan

Xuất khẩu lao động Canada

Xuất khẩu lao động Singapore

Xuất khẩu lao động Rumani

Xuất khẩu lao động Ba Lan

Xuất khẩu lao động Australia (Úc)

XKLD-Du học nghề tại Đức

Xuất khẩu lao động Hungary

Xuất khẩu lao động Hà Quốc

This post was last modified on 07/10/2023 20:19

Bài đăng mới nhất

Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc iTalk VUS

Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc iTalk VUS

Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu các khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc…

5 tháng ago

“Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước” – VUS giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ gen Z

Giữa tháng 3, hệ thống Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) tung ra viral clip…

5 tháng ago

“Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước” – VUS giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ gen Z

Giữa tháng 3, hệ thống Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) tung ra viral clip…

5 tháng ago

Từ vựng tiếng Anh về số đếm và số thứ tự cho trẻ em

- Từ vựng tiếng Anh về công việc nhà - Từ vựng tiếng Anh về…

5 tháng ago

Nâng trình tiếng Anh trong “một nốt nhạc” với 1000+ từ vựng tiếng Anh trình độ C1 thuộc 14 chủ đề phổ biến nhất

C1 được xem là một trong những cột mốc quan trọng để đánh giá trình…

5 tháng ago

Hướng dẫn cách đọc số chính xác trong tiếng Anh

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều những con số khác…

5 tháng ago